Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2009

[Music] Làng quan họ quê tôi- Trọng Tấn

Đoạn đầu bà cụ hát hay quá. Nghe đi nghe lại. Càng nghe càng thấy hay. Tự nhiên nhớ thấy u quá. Làng quan họ quê tôi- Trọng Tấn

Bàn nhậu và đặt tên cho con.

N hân dịp cuối tuần ta tổ chức họp mặt hội nhí nhố từ thời Đại học. 10 thằng thì đc 7 thằng đến. Khổ cả hội toàn đực rựa chơi với nhau từ lớp đại cương. Đến khi ra trường trụ lại HN đc 5 thằng.Những đứa còn lại tứ tán mỗi nơi 1 đứa.Mỗi thằng một hoàn cảnh nhưng lúc ngồi nhậu thằng nào thằng nấy chém gió thành bão luôn. Nước miếng văng tung toé trên bàn nhậu. Hết chuyện công việc đến chuyện gái gú. Đến đoạn cao trào, các chú mang chuyện đặt tên con ra bàn luận. Mỗi thằng 1 ý, Ta chỉ im lặng mà diệt mồi ( Tửu lượng và bia lượng nó kém, hơi mệt) - Trung lùn: Bố tao Lê Diệp, tao Lê Trung sau này tao đặt tên con là Lê Lai ( sặc sặc- Tí phun cái râu mực ra) - Chú Hiếu Béo: Tao đặt tên con là Phạm Trung ( Đá đểu chú Trung đây mà) - .... Mỗi thằng 1 ý. Thấy xôm tụ quá không nhịn được ta mới chen vào. - Tao chưa nghĩ ra tên thằng ku nhà tao. Nhờ bọn mày cho ý kiến cái.! - Chú Điều: ông già mày đệm là Quốc, mày thì Nguyễn Quốc Hùng. Thôi Thằng ku nhà mày đặt tên là Nguyễn cuốc cày cho nó v

Vài dòng về nước Nam Việt trong sử Tàu .

S ách Sử Trung quốc đang lưu hành là sự trộn lẫn sử ‘thật’ và sử ‘đểu’, dấu chỉ giúp nhận biết cũng đơn giản  thôi , ở đâu có sự miệt thị khinh khi dân Bách Việt  nhất là Lạc Việt thì đấy chắc chắn là đoạn sử ‘đểu’, nắm rõ tánh khí của người tạo ra nó thì rất dể dàng tìm ra những phần này .    Chương Nước Nam Việt của Triệu Đà là chương  đểu cáng nhất  trong Hán sử . chỉ cần lướt qua vài dòng là thấy ngay  sự bịa đặt kinh tởm của đám ‘sử nô’  viết theo đơn đặt hàng , dù viết về kẻ thù những sử gia chân chính cũng không bao giờ có giọng điệu như thế .  Sử ký của Tư Mã Thiên ( đã cạo sửa ? ), quyển 113, mục Nam Việt Liệt Truyện và Hán Thư của Ban Cố, quyển 95, mục Liệt truyện. Sử Ký, phần Bản Kỷ, quyển 6 chép :  “Năm [Tần Thủy Hoàng] thứ 33 [-214] dùng dân bỏ trốn, dân ở rể, dân buôn cho làm lính ; đánh chiếm đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm , Nam Hải, Tượng Quận .”    Đánh chiếm đất  nước

Bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới

N hà tớ ngày xưa cách vịnh có 10km. Vẫn theo dõi thường xuyên vụ bình chọn này. Vui lắm khi nghe tin Vịnh Hạ Long lọt vào 28 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Và được đánh giá là 1 trong những kỳ quan có triển vọng lọt vào vòng trong. Rất mong bạn nào có ghé qua thì chung 1 phần sức để Hạ Long- Việt Nam trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. NQH Ngày hôm qua 21 tháng 7 năm 2009, danh sách 28 kỳ quan được lọt vào vòng final đã được công bố trên trang web http://www.new7wonders.com/ , cũng bắt đầu từ thời điểm đó người xem cũng có thể bình chọn ra danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cùng với việc sử dụng tên miền (domain) cũ http://www.new7wonders.com/ Ban tổ chức NewOpenWorld đã sử dụng đồng thời tên miền http://www.vote7.com/n7w cho việc bình chọn, giao diện của trang web cũng đã thay đổi hoàn toàn (Theo đánh giá của Dulichbui's Blog thì đẹp hơn trước). Để bình chọn trước hết bạn phải đăng ký thành viên của trang http://www.vote7.com/ sau đó click vào

Giới trẻ 'săn' nhật thực

Hu hu. Sao chẳng nhìn thấy j vậy. Bà con có ai thấy gì không. Chờ từ Sáng sớm mà không nhìn thấy gì vậy NQH nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2009/07/3BA11869/ Sân thượng khoa Vật lý (ĐH Sư phạm Hà Nội) sáng nay đông nghẹt người. Liên tục chuyền tay nhau tấm kính mặt trời để xem khoảnh khắc mặt trăng "ăn" mặt trời, nhiều bạn trẻ không quên ghi lại hình ảnh hiếm có này. > Hình ảnh nhật thực dưới ống kính độc giả / Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 Từ 6h30 sáng, sân thượng tòa nhà 5 tầng Khoa Vật lý đã đông nghẹt. Mọi ánh mắt đều hướng về phía mặt trời. Tâm điểm là chiếc kính tiềm vọng có tiêu cự lên tới 820 mm gắn với chiếc máy ảnh Nikon để ghi lại diễn biến suốt 2 giờ xảy ra nhật thực. Với số lượng kính mặt trời hạn chế, nhiều bạn phải chuyền tay nhau để xem trực tiếp. Hình ảnh phản chiếu lên tấm giấy trắng cũng được các bạn trẻ háo hức ghi lại. Đến thời điểm có độ che phủ cực đại - 8h11 phút - hàng loạt tay máy tranh th

[Cờ vây] Seki

Ta thích chơi seki. Seki không để đối thủ ăn, không phải nhìn cảnh đối thủ đau khổ khi mất đi 1 đám quân đang ra sức bảo vệ. Và quan trọng nhất khi seki phải tính toán khá nhiều. Nhật : セキ (seki). Hàn : 빅 (big). Tiếng Trung : 共活 (gong huo); 双活 (shuang huo) . Seki, trong thuật ngữ tiếng Nhật, có nghĩa là "sống chung ". Hiểu đơn giản là sự cộng sinh của hai đám quân có những "khí chung" mà cả hai đầu không thể triệt hạ nhóm quân của đối thủ bằng cách điền vào những khí chung đó. Dưới đây là ví dụ về một vài loại sống chung thông thường : Seki đơn giản (không có mắt ) : Dạng đơn giản nhất của Seki như trong hình : nhóm đen và trắng được đánh dấu không có mắt, và chia sẻ 2 khí tại a và b. Nếu một trong hai đi vào một trong những điểm đó, đối thủ sẽ đi ở điểm còn lại để triệt sạch. Seki có mắt: Biến thể phức tạp hơn một chút, như hai nhóm quân được đánh dấu trong hình. Cả hai nhóm đều đã có 1 mắt và một khí chung . Một lần nữa, nếu ta đi ở a, đối thủ sẽ ăn.

Yêu, Duyên, Nợ... Ngộ

Duyên và Nợ Nợ còn... chạy trốn được không? Hết duyên. níu áo níu lòng chẳng lay Nợ còn... người tỉnh như say Hết duyên. gió thổi mây bay chiều tà. Nợ còn... quên lối về nhà Hết duyên hết nợ tà tà vui chơi. Nợ còn... hồn chẳng thể vơi Hết duyên. còn lại cuộc đời ngày mai. Nợ còn... nặng gánh trên vai Hết duyên. ta chẳng chọn hai con đường Nợ còn... đêm ngủ vấn vương Hết duyên. làm khách phong sương đa tình.... (NMH) Thủa yêu hết mình hình như đã không còn trong ta. Nhớ ngày xưa cõng nàng 5 tầng lầu ký túc mà vẫn thấy tự khâm phục. Yêu từ sớm và vấp ngã trong cái gọi là tình yêu không biết bao nhiêu lần. Mà vẫn chưa thể hiểu nổi Yêu là cái chi chi, thì đã lướt qua tình yêu từ lúc nào không biết. Nhiều khi tự ngẫm hay mình hiểu nhầm giữa 3 cái khái niệm yêu, duyên và nợ. Không hiểu thứ tự duyên, yêu, nợ .... yêu, duyên, nợ...Nợ, yêu, duyên cái nào trước cái nào sau nữa. Khi tình yêu đi qua người ta sống với nhau bằng tình thương, trách nhiệm và gánh nặng 2 vai. Có những lúc cảm thấy mệt

Ảnh Cờ Vây

Dùng giấy vệ sinh làm giấy ăn: Tác hại khôn lường

Thói quen dùng giấy vệ sinh làm giấy ăn có thể gây ra các bệnh: viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, viêm gan, viêm đường hô hấp, viêm da do lượng vi khuẩn trên đây quá lớn gây ra... Hiện nay, trong các nhà hàng nhỏ thường dùng các cuộn giấy vệ sinh làm giấy ăn cho khách hàng, việc làm đó không nhữ ng không hợp vệ sinh mà còn có hại tới sức khỏe nhưng ít ai biết. Nhiều gia đình cho rằng, sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn, chức năng như nhau mà còn tiết kiệm nữa và họ lại đặt câu hỏi: “Lẽ nào loại giấy vệ sinh này và giấy ăn được làm từ những nguyên liệu khác nhau?”. Thực ra, loại giấy ăn rẻ nhất cũng đắt hơn nhiều lần giấy vệ sinh tốt nhất. Nhiều chủ cửa hàng ăn thường cho rằng: “Loại giấy ăn tốt một chút thì giá thành rất đắt, đối với những người làm ăn nhỏ thì mua sao nổi do khách ít. Nhiều người cũng chẳng để ý tới chất lượng giấy ăn đâu. Còn đối với những khách hàng sang trọng thì họ lại thường mang theo bên mình sẵn khăn ăn rồi”. Theo tài liệu do Hiệp hội sản xuất giấy Thượng Hải -

Nợ

Nghe bài hát lại nhớ vẫn còn nợ bà cụ chủ quán bên đường đối diện 3 chai bia Nợ Sáng tác : Anh Khanh Ca sĩ : Trương Đan Minh Ta nợ đời một tấm lòng phai Ta nợ ban mai một chút gió êm Ta nợ em một lời chưa nói Ta nợ quê hương một tiếng thở dài. Ta nợ mẹ hiền áo rách mòn vai Ta nợ tương lai một chút hững hờ Ta nợ đêm một lời kinh sám hối Ta nợ thiên thu giọt lệ ngắn dài. Ta nợ chiều một cánh diều vi vút Ta nợ em ánh mắt yêu thương Chiếc lá rơi nghiêng lòng người sương khói Rồi thiên thu cũng xuống trên thân này. Ta nợ người một lời chua chát Ta nợ quê ta một nhánh sông dài Ta nợ cơn mưa một chiều giăng lối Ta nợ yêu thương một chiếc môi mềm. Ta nợ dòng sông một chuyến đò ngang Ta nợ trăm năm dệt một tấm lòng Ta nợ tình người nụ cười héo hắt Ta nợ đêm trăng một tiếng chuông chùa. Ta nợ bạn bè ly rượu đầy chưa uống Ta nợ gió trăng trôi giữa đêm thu Có lúc yêu thương lòng người yếu đuối Rồi trăm năm phủ xuống trên muôn trùng.

Người Việt chân chính

Bắt đầu từ những comment giữa tôi và một cô bạn thân - từng là đồng nghiệp - trao đổi về blốc bliếc của học sinh. Một lập luận đưa ra: viết blog là tự do ngôn luận, blog không thuộc phạm vi quản lí của nhà trường. Thế nên nhà trường không cần (không có quyền) quan tâm hay can thiệp! Nghe cũng có lí lắm chứ. Nhưng cái đầu bướng bỉnh của tôi vẫn thấy không ổn và lại thêm một chuyện nữa. Chẳng biết có nằm ngoài phạm vi của trường học hay không. Chuyện Trường Sa, Hoàng Sa. Từ một bài báo của Bùi Thanh trên Tuổi Trẻ ra ngày 06.12.2007, những thông tin về việc nhà cầm quyền Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa (lâu rồi) và tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa (mới đây) đã khiến không ít người phải giật mình. Trên khắp các blog, các blogger viết rất nhiều bài, với hàng ngàn lời tâm huyết sục sôi. VD: giặc vào đến ngõ rồi! Chiến tranh! Một tờ báo lớn ngoài Việt Nam dành hẳn một chuyên trang Việt Nam lên tiếng về Hoàng Sa và Trường Sa. Trong không khí hừng hực đó, ngôi trường của tôi vẫn bình yên.

VỊ ĐẮNG ĐỜI TÔI thơ Nguyễn Khuyến

VỊ ĐẮNG ĐỜI TÔI Lâu rồi không được giỗ Cha Vì con túng thiếu…hay là vô tâm… Canh khuya lặng lẽ âm thầm Ai đà thấu nỗi kiếp tằm…Cha ơi ! Còng lưng dệt lụa cho đời Thân con tấm áo có rồi như chưa Dãi dầu sớm nắng chiều mưa Mấy mươi năm cũng còn đong đưa nghèo. Bờ vai nặng gánh gieo neo Từ thời chinh chiến bao điều xót xa Mất Anh, mất Mẹ, mất Cha Đời con có mới mười ba xuân tròn Đạn cày nát mái trường son Bút nghiên bỏ dở, con còn chi đâu Đồng gò cho đến đồng sâu Hái rau, bắt ốc, cắm câu, thả lờ… Lạnh đông tê tái tim thơ Mười lăm tuổi cõng bơ vơ lên Thành Đâu yên nổi giấc năm canh Đã làm tôi tớ thì đành đắng cay Mấy tuần con bịnh dạ dày Ngủ trên đống củi càng cay đắng lòng Biển đời sóng dội bềnh bồng Kẻ cười, người khóc, con dòng lệ rơi… Hòa bình ngày ấy đến rồi Lại càng xơ xác con thời trẻ trai Biết bao nhiêu trí nhân tài Lên rừng lở đất, hình hài ốm teo Thế thời sao thoát được nghèo Quanh năm lủi thủi bên đèo non cao Ngỡ như là mộng chiêm bao Cha đừng vội

Tình yêu nước không cầu kỳ

Đọc bài này của Lê Vinh Triển trên blog http://leminhphieu.com. Tự nhiên nghẫm bản thân mình có yêu nước không nhỉ, yêu nước là gì, yêu nước như thế nào? Phải chăng Ta và thế hệ trẻ ngày nay đã quên hay cố tình quên đi cum từ này. Vẫn còn nhớ y nguyên cảm xúc bài học lòng yêu nước của Ilia Erenbua năm nào: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh... NQH Tình yêu nước không cầu kỳ … (Tặng các thành viên, cộng tác viên QNCBĐ) Nếu ai hỏi tôi bạn có yêu nước không? Chẳng đắn đo, cũng chẳng khiêm nhường: vâng có Và nếu ai hỏi, thế lòng yêu nước là gì? Có lẽ sẽ khó cho tôi chỉ ra một định nghĩa, Nhưng không khó để tôi nêu nhiều ví dụ về cảm xúc của mình… Mà tôi cho là tình yêu nước Có lẽ bắt đầu bằng những niềm vui nỗi buồn lịch sữ… Yêu nước là hân hoan, là phấn khích tự hào Như nghe sóng và cọc Bạch Đằng Giang làm vỡ tan những c

[Cổ tích]Xuyên tạc nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

       Ngày xửa ngày xưa, tại xứ sở nọ, có một vương quốc thịnh vượng và thanh bình. Mùa đông năm đó, tuyết rơi trắng như bông. Hoàng hậu của vương quốc ngồi đan bên cửa sổ...  "Ái dồi ôi" - Bổng hoàng hậu kêu thất thanh và vứt mạnh kim đan ra phía trước. Bà bị kim đâm vào tay. Cũng phải thôi, vì từ bé đến giờ, sống trong nhung gấm, người hầu kẻ hạ xung quanh, có bao giờ phải đan đâu. Bà đau, đau lắm. Một giọt máu từ tay bà rơi xuống tuyết, tuyết phủ che mất. Một giọt nữa, lại bị tuyết che. Tức mình, bà nặn máu cho ra. Máu hoà xuống tuyết, đỏ lòm. Hoàng hậu liền ước : “Sau này mà có một người con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun thì sướng nhờ”. Nghĩ vậy, bà mỉm cười, và kéo vua cha vào phòng ngủ...        Chín tháng sau, hoàng hậu sinh được một cô con gái giống y như mong ước. Da cũng trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun, và răng thì vàng khè. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Bạch Tuyết vừa được sinh ra thì bà mất, hưởng thọ 35 tuổ

Hói và diễn ngôn

Đọc bài Hói và diễn ngôn của Phạm Quốc Lộc trên talawas lại nghĩ đến lão sếp hói ở công ty. Cop về hôm nào rảnh vất vào bàn lão xem thế nào   Phạm Quốc Lộc Hói và diễn ngôn   Trong đám có một cậu tên Cờ. Cờ hói tóc, hói sáng, hói đẹp. Vì sự hói đó, dù sáng, dù đẹp, nói đến đầu Cờ là như nói đến một điều cấm kỵ. Nếu bảo ai che đầu lại thì chẳng việc gì, nhưng bảo Cờ che đầu, vì bất kỳ lý do gì (tránh ướt, tránh vật gì rơi vào, v.v.) đều trở thành điều nhạy cảm, điều cấm kỵ. Chuyện cái đầu, chứ không còn chỉ là chuyện cái tóc, trở thành cấm kỵ, hoặc ít nhất Cờ hành động như thể nó là cấm kỵ. Như vậy, diễn ngôn xung quanh sự hói là một loại diễn ngôn nhạy cảm. Hói, ít nhất là trong trường hợp Cờ, tạo ra một loại diễn ngôn nhạy cảm. Tính nhạy cảm, tính cấm kỵ có một công thức: phát ngôn xung quanh hói + một nhóm các phản ứng cụ thể của Cờ = cấm kỵ, nhạy cảm. Sinh nhật Cờ mà tặng thuốc nhuộm tóc, Cờ chửi. Thằng nào mà cố nắm đầu Cờ trong lúc nhậu, Cờ chửi nó say. Tất cả những điều này dư