Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2010

Dành cho ai thích những con số đẹp

có vẻ bài này hơi cũ nhưng hay ^^! Mặc định Ý Nghĩa Các Con Số Trong Sim điện Thoại Tại sao bạn nên chọn mua SỐ ĐẸP - SỐ DỄ NHỚ ? Những con số thế nào là đẹp??? Các số được đọc như sau: 1: chắc (chắc chắn), 2: mãi (mãi mãi), 3: tài, 4: tử, 5: ngũ (hoặc “ngủ”), 6: lộc, 7: thất, 8: phát, 9: thừa. Thế nên mới sinh ra chuyện khó phân giải: những người Việt mê số đề thì thích SIM số 78 (ông địa) nhưng người Hoa lại không thích vì 78 được đọc thành “thất bát”. Riêng các số 0, 1, 9 thì chỉ có nghĩa khi đứng chung với số khác, số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu nên cần đứng trước, số 9 tượng trưng cho sự kết thúc nên cần đứng cuối cùng.VD:SIM 040404 (“không tử”) thì sẽ đắt hơn so với 141414 (“chắc tử”) 9: đẹp, số này thì miễn bàn.9 là con số tận cùng của dãy số 0-9 vĩnh cửu trường tồn. 8: "phát" --> đẹp. Nhưng những người làm cơ quan nhà nước hơi sợ một chút vì nó giống cái còng số 8. 6: "lộc" --> đẹp. ==> 6 và 8 ghép lại là "lộc phát"

Lưu manh trong học đường qua lăng kính tiến hóa

Có lẽ nói không ngoa rằng sự việc một nhóm nữ học sinh trường Trần Nhân Tông (Hà Nội) đánh hội đồng cô học sinh Nguyễn Quỳnh Anh gây chấn động dư luận cả nước. Nhưng nói cho công bằng sự việc chỉ là một trong hàng ngàn câu chuyện thương tâm đang xảy ra hàng ngày ở nước ta. Nếu có khác chăng là ở đây, sự việc được quay thành một thước phim và phát tán trên hệ thống internet toàn cầu. Những kẻ côn đồ (không có từ gì khác để mô tả hành động của cô Tường Vi và đồng bọn của cô) có vẻ bất cần, bất chấp luật pháp, xem thường dư luận, thách thức cơ quan công quyền. Điều mỉa mai khác là những kẻ côn đồ này theo học trường Trần Nhân Tông, tên của một vị vua hiền từ nổi tiếng của Việt Nam. Thật ra, ai cũng biết lưu manh trong học đường không phải là hiện tượng mới. Mở sách tâm lí học thấy trường hợp lưu manh nổi tiếng nhất ở Anh xảy ra vào cuối thế kỉ 19. Tháng 4 năm 1897, một học sinh 12 tuổi thuộc trường trung học King (trường danh giá nhất nhì ở Anh) bị bọn côn đồ trong tr

Chữ Tống thể trong khắc gỗ ở Việt Nam

Đây là một vài ví dụ về khắc gỗ kiểu chữ Tống thể ở Việt Nam. Các ảnh chụp này tôi lấy từ thư viện điện tử của Hội bảo toàn di sản chữ Nôm . Rất tiếc độ phân giải của các bản điện tử này thấp nên tôi không phóng to ra được, nhưng các đặc điểm chính của kiểu chữ có thể dễ dàng nhận ra đấy là kiểu chữ Tống thể . Tôi chưa tìm hiểu được vào thời gian nào kiểu chữ Tống thể bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nhưng các ví dụ dẫn ra ở đây đều là các bản in khắc gỗ ít nhất trước năm 1945, tức là thời kỳ chưa có vi tính. Ảnh chụp ở trên là trang bìa quyển Hoàng Trần miếu khôn phạm tự âm ca chương hợp cảo , in năm 1905. Ảnh chụp ở dưới là trang bìa quyển Báo ân kinh chú nghĩa, in năm 1865. Còn ảnh chụp dưới cùng là trang bìa quyển Bồ Tát giới kinh , không rõ năm in.     (Nguồn:  http://donga01.blogspot.com/)

Ăn mày cũng phải học kinh tế

Ăn mày cũng phải học kinh tế Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó. - Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau. Ăn mày rất thích kể lể. - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi's ở Plaza chắc chắn nhiều tiền... - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên. - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy. Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi: - Thế nào là ăn mày một cách khoa học? Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ. Ô