Có lẽ nói không ngoa rằng sự việc một nhóm nữ học sinh trường Trần Nhân Tông (Hà Nội) đánh hội đồng cô học sinh Nguyễn Quỳnh Anh gây chấn động dư luận cả nước. Nhưng nói cho công bằng sự việc chỉ là một trong hàng ngàn câu chuyện thương tâm đang xảy ra hàng ngày ở nước ta. Nếu có khác chăng là ở đây, sự việc được quay thành một thước phim và phát tán trên hệ thống internet toàn cầu. Những kẻ côn đồ (không có từ gì khác để mô tả hành động của cô Tường Vi và đồng bọn của cô) có vẻ bất cần, bất chấp luật pháp, xem thường dư luận, thách thức cơ quan công quyền. Điều mỉa mai khác là những kẻ côn đồ này theo học trường Trần Nhân Tông, tên của một vị vua hiền từ nổi tiếng của Việt Nam.
Thật ra, ai cũng biết lưu manh trong học đường không phải là hiện tượng mới. Mở sách tâm lí học thấy trường hợp lưu manh nổi tiếng nhất ở Anh xảy ra vào cuối thế kỉ 19. Tháng 4 năm 1897, một học sinh 12 tuổi thuộc trường trung học King (trường danh giá nhất nhì ở Anh) bị bọn côn đồ trong trường hành hung đến chết. Học sinh trường phản ứng dữ dội bằng cách viết thư ngỏ cho báo chí, chỉ trích ban giám hiệu chậm trễ trong việc xử lí những kẻ can phạm, và yêu cầu các giới chức chính quyền phải can thiệp. Nhưng ở Việt Nam thì các em học sinh trường Trần Nhân Tông chưa chắc có “cơ chế” để làm như thế, hay cũng có thể họ … chẳng quan tâm.
Phản ứng trước hành động côn đồ của cô Tường Vi có thể tóm gọn trong 2 chữ: buồn và giận. Buồn trước sự xuống cấp đạo đức học đường, đạo đức xã hội đến thê thảm. Giận cho sự vô tâm và vô cảm của đồng bọn của Tường Vi. Bác quê choa cho rằng đó là thái độ phi nhân tính. Chính xác. Nhưng tôi là “fan” của Darwin, nên muốn nhìn hành động lưu manh của bọn côn đồ qua lăng kính tiến hóa.
Lần dở lại những trang sách về tâm lí học tôi thấy học được nhiều điều. Giới tâm lí học chia hành động lưu manh trong học đường thành 2 nhóm: nhóm bạo lực (họ gọi là physical violence) và nhóm nói xấu (họ gọi bằng mĩ từ là relational aggression). Lưu manh bằng bạo lực là hình thức mà đồng bọn Tường Vi đã làm, tức là đánh và gây thương tích cho người khác. Còn lưu manh theo kiểu nói xấu là tung tin đồn nhảm, tấn công cá nhân, với mục tiêu hạ uy tín hay nhân cách của nạn nhân. Nam học sinh lưu manh thường ở dạng bạo lực, còn nữ học sinh lưu manh thường ở dạng nói xấu. (Nhưng trong trường hợp ở trường Trần Nhân Tông, thì nữ sinh đã chiếm lấy vai trò của nam để trở thành những kẻ lưu manh bạo động).
Theo một nghiên cứu cấp tiến sĩ, thì lưu manh trong học đường khá phổ biến, với tỉ lệ 1/7 học sinh có thái độ lưu manh được ghi nhận ở Âu châu, nhưng tỉ lệ lưu manh này có xu hướng giảm theo độ tuổi. Ở Á châu, Nhật và Hàn Quốc là hai quốc gia có nghiên cứu nhiều về lưu manh trong học đường, và kết quả của họ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin thú vị.
Nghiên cứu tâm lí học cho thấy nam học sinh nạn nhân của lưu manh học đường thường có ít bạn tình. Nhưng cũng nghiên cứu đó cho thấy nữ học sinh nạn nhân của lưu manh học đường có nhiều bạn tình và thường quan hệ tình dục sớm hơn đồng môn. Mối tương quan giữa số “sexual partners” (tôi tạm dịch là bạn tình) và thái độ lưu manh ở nam và nữ là ~0.35. Ngoài ra, ở nam học sinh, lực của nắm tay (gọi là grip strength) là một yếu tố tiên lượng lưu manh. Nam học sinh có lực nắm tay càng cao xu hướng lưu manh trong ứng xứ với bạn bè càng cao.
Nghiên cứu ở 147 nam và nữ học sinh trung học bên Mĩ cho thấy nữ học sinh xinh đẹp hay có sắc diện “dễ nhìn” thường thu hút chú ý của nam, và do đó họ thường là đối tượng của bọn nữ côn đồ, do ganh tị. Vì ganh tị, bọn côn đồ tìm cách hạ uy tín đồng môn bằng cách nói xấu, bịa đặt thông tin nhằm gây tác hại tâm lí cho đồng môn.
Với kết quả trên, chúng ta có thể suy luận rằng lưu manh học đường như là một cuộc cạnh tranh sinh tồn và tái sản sinh. Những kẻ lưu manh xem bạo lực và nói xấu người khác như là một chiến lược để kiếm nhiều bạn tình, và là một phương cách để hạ thấp uy tín người khác để nhằm tự nâng cao khả năng [lưu manh] của mình trước người bạn tình. Nếu giả thuyết lưu manh mang tính tiến hóa thì cũng có nghĩa rằng lưu manh là một đặc tính sinh học mang tính di truyền. Điều này hàm ý rằng những đứa trẻ côn đồ (như cô bé Tường Vi và đồng bọn) có thể có gene lưu manh lưu truyền từ cha mẹ hay tổ tiên. Do đó, muốn can thiệp để giảm xu hướng lưu manh của những kẻ côn đồ như cô bé Tường Vi cần phải can thiệp từ gia đình.
(nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/)
Thật ra, ai cũng biết lưu manh trong học đường không phải là hiện tượng mới. Mở sách tâm lí học thấy trường hợp lưu manh nổi tiếng nhất ở Anh xảy ra vào cuối thế kỉ 19. Tháng 4 năm 1897, một học sinh 12 tuổi thuộc trường trung học King (trường danh giá nhất nhì ở Anh) bị bọn côn đồ trong trường hành hung đến chết. Học sinh trường phản ứng dữ dội bằng cách viết thư ngỏ cho báo chí, chỉ trích ban giám hiệu chậm trễ trong việc xử lí những kẻ can phạm, và yêu cầu các giới chức chính quyền phải can thiệp. Nhưng ở Việt Nam thì các em học sinh trường Trần Nhân Tông chưa chắc có “cơ chế” để làm như thế, hay cũng có thể họ … chẳng quan tâm.
Phản ứng trước hành động côn đồ của cô Tường Vi có thể tóm gọn trong 2 chữ: buồn và giận. Buồn trước sự xuống cấp đạo đức học đường, đạo đức xã hội đến thê thảm. Giận cho sự vô tâm và vô cảm của đồng bọn của Tường Vi. Bác quê choa cho rằng đó là thái độ phi nhân tính. Chính xác. Nhưng tôi là “fan” của Darwin, nên muốn nhìn hành động lưu manh của bọn côn đồ qua lăng kính tiến hóa.
Lần dở lại những trang sách về tâm lí học tôi thấy học được nhiều điều. Giới tâm lí học chia hành động lưu manh trong học đường thành 2 nhóm: nhóm bạo lực (họ gọi là physical violence) và nhóm nói xấu (họ gọi bằng mĩ từ là relational aggression). Lưu manh bằng bạo lực là hình thức mà đồng bọn Tường Vi đã làm, tức là đánh và gây thương tích cho người khác. Còn lưu manh theo kiểu nói xấu là tung tin đồn nhảm, tấn công cá nhân, với mục tiêu hạ uy tín hay nhân cách của nạn nhân. Nam học sinh lưu manh thường ở dạng bạo lực, còn nữ học sinh lưu manh thường ở dạng nói xấu. (Nhưng trong trường hợp ở trường Trần Nhân Tông, thì nữ sinh đã chiếm lấy vai trò của nam để trở thành những kẻ lưu manh bạo động).
Theo một nghiên cứu cấp tiến sĩ, thì lưu manh trong học đường khá phổ biến, với tỉ lệ 1/7 học sinh có thái độ lưu manh được ghi nhận ở Âu châu, nhưng tỉ lệ lưu manh này có xu hướng giảm theo độ tuổi. Ở Á châu, Nhật và Hàn Quốc là hai quốc gia có nghiên cứu nhiều về lưu manh trong học đường, và kết quả của họ cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin thú vị.
Nghiên cứu tâm lí học cho thấy nam học sinh nạn nhân của lưu manh học đường thường có ít bạn tình. Nhưng cũng nghiên cứu đó cho thấy nữ học sinh nạn nhân của lưu manh học đường có nhiều bạn tình và thường quan hệ tình dục sớm hơn đồng môn. Mối tương quan giữa số “sexual partners” (tôi tạm dịch là bạn tình) và thái độ lưu manh ở nam và nữ là ~0.35. Ngoài ra, ở nam học sinh, lực của nắm tay (gọi là grip strength) là một yếu tố tiên lượng lưu manh. Nam học sinh có lực nắm tay càng cao xu hướng lưu manh trong ứng xứ với bạn bè càng cao.
Nghiên cứu ở 147 nam và nữ học sinh trung học bên Mĩ cho thấy nữ học sinh xinh đẹp hay có sắc diện “dễ nhìn” thường thu hút chú ý của nam, và do đó họ thường là đối tượng của bọn nữ côn đồ, do ganh tị. Vì ganh tị, bọn côn đồ tìm cách hạ uy tín đồng môn bằng cách nói xấu, bịa đặt thông tin nhằm gây tác hại tâm lí cho đồng môn.
Với kết quả trên, chúng ta có thể suy luận rằng lưu manh học đường như là một cuộc cạnh tranh sinh tồn và tái sản sinh. Những kẻ lưu manh xem bạo lực và nói xấu người khác như là một chiến lược để kiếm nhiều bạn tình, và là một phương cách để hạ thấp uy tín người khác để nhằm tự nâng cao khả năng [lưu manh] của mình trước người bạn tình. Nếu giả thuyết lưu manh mang tính tiến hóa thì cũng có nghĩa rằng lưu manh là một đặc tính sinh học mang tính di truyền. Điều này hàm ý rằng những đứa trẻ côn đồ (như cô bé Tường Vi và đồng bọn) có thể có gene lưu manh lưu truyền từ cha mẹ hay tổ tiên. Do đó, muốn can thiệp để giảm xu hướng lưu manh của những kẻ côn đồ như cô bé Tường Vi cần phải can thiệp từ gia đình.
(nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/)
Nhận xét
Đăng nhận xét
- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"