Chuyển đến nội dung chính

Người Việt chân chính

Bắt đầu từ những comment giữa tôi và một cô bạn thân - từng là đồng nghiệp - trao đổi về blốc bliếc của học sinh. Một lập luận đưa ra: viết blog là tự do ngôn luận, blog không thuộc phạm vi quản lí của nhà trường. Thế nên nhà trường không cần (không có quyền) quan tâm hay can thiệp! Nghe cũng có lí lắm chứ. Nhưng cái đầu bướng bỉnh của tôi vẫn thấy không ổn và lại thêm một chuyện nữa. Chẳng biết có nằm ngoài phạm vi của trường học hay không.

Chuyện Trường Sa, Hoàng Sa.

Từ một bài báo của Bùi Thanh trên Tuổi Trẻ ra ngày 06.12.2007, những thông tin về việc nhà cầm quyền Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa (lâu rồi) và tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa (mới đây) đã khiến không ít người phải giật mình.

Trên khắp các blog, các blogger viết rất nhiều bài, với hàng ngàn lời tâm huyết sục sôi. VD: giặc vào đến ngõ rồi! Chiến tranh! Một tờ báo lớn ngoài Việt Nam dành hẳn một chuyên trang Việt Nam lên tiếng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong không khí hừng hực đó, ngôi trường của tôi vẫn bình yên.

Thứ hai, giờ Sinh họat dưới cờ có chương trình ngoại khóa của tổ Địa lí - thật khéo trùng hợp! Tôi cố gắng lắng nghe. Nội dung buổi ngoại khóa không hề nhắc đến một từ nào về Hoàng Sa, Trường Sa.

Vào lớp, cuối tiết học, tôi hỏi: Mấy hôm nay, giáo viên dạy Địa lí lớp mình có nói cho các em nghe về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không?

Câu trả lời là không.

Tôi kiên nhẫn hỏi tiếp: Thế còn giáo viên dạy Lịch sử? Môn lịch sử thì sao? Cũng không nốt!

Tôi hỏi tiếp: Thế còn các em, mấy hôm nay các em có đọc báo, các em có biết tin tức về hai quần đảo ấy không?

Đáp lại câu hỏi của tôi là những cái nhìn ngơ ngác. Rồi tiếng lao xao: Có chuyện gì vậy cô, cô nói luôn đi!

Ừ, thì nói: Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm lâu rồi. Mới đây, nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau buổi học hôm nay, cô mong các em vào google tìm đọc thông tin về Hoàng Sa và Trường Sa nhé!

Ra khỏi lớp, tôi gặp ngay một giáo viên dạy Lịch sử. Tôi hỏi: Mấy hôm nay tin tức Hoàng Sa và Trường Sa nóng hổi quá nhỉ?

Chị: Ừ.

Tôi nói tiếp: Thế chị vào lớp có nói chuyện với học sinh không?

Trả lời: Đang lo ôn tập thi học kì muốn chết, thời gian đâu mà...

Rồi chẳng hiểu sao, chị tuôn một tràng: Học sinh phải tự tìm thông tin chứ! Mấy đứa con chị (nhỏ tuổi hơn học sinh trường tôi) vào net, đọc xong tụi nó phẫn nộ lắm...

Sao thế nhỉ? Những đồng nghiệp của tôi! Những học sinh thế hệ 9X của tôi!

Chúng ta dạy cho học sinh quá nhiều tri thức đến mức quá tải nhưng lại quên dạy học sinh bài - học - làm - người - yêu - nước!

Phải thuộc hàng trăm công thức, định lí mà tuổi trẻ Việt Nam không biết đủ về đất nước mình! Các em phải nhớ và vẽ chính xác những hình sông thế núi trên bản đồ nhưng không hề biết biên giới, lãnh hải của Tổ Quốc đang bị ngoại bang chiếm đóng! Học sinh phải thuộc làu làu bao sự kiện lịch sử tự ngàn xưa mà thờ ơ với lịch sử của thời đại mình!

Chẳng lẽ học sinh chỉ có thể biết về Trường Sa, Hoàng Sa qua tờ vé số "Vì Trường Sa thân yêu" do Đoàn trường bán vào mỗi năm học thôi sao?

Đó là chuyện ở ngôi trường được trang bị khá hiện đại ở thành phố phát triển nhất nước - so với mặt bằng chung hiện nay - có báo hàng ngày cho giáo viên, học sinh; có phòng lab, phòng vi tính, có internet 24/24h...

Ôi buồn thay cho Trường Sa, Hoàng Sa của tôi!

Mong sao mỗi giáo viên có 1 lần chịu khó bỏ ra 3 phút để nói về Trường Sa, Hoàng Sa với học sinh. Mong sao mỗi học sinh biết dành 10 - 15 phút để tìm hiểu về Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ Quốc! Và mong sao không chỉ nhà trường mà tất cả những phương tiện thông tin đại chúng sẽ đưa đảo xa gần lại với thế hệ trẻ...

Mong sao trên TV, bên cạnh hàng trăm chương trình quảng cáo, vô số bộ phim truyền hình lê thê, những games show hãy dành vài phút ngắn ngủi vì Trường sa, Hoàng Sa, vì Tổ Quốc thân yêu!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Nguồn: Blogger Tuyết Nhung

------

Đó là tâm sự, có lẽ, của một cô giáo, một cô giáo yêu nước.... Còn bạn thì sao...Bạn không có thời gian lướt net trong những ngày thi cử bận rộn, bạn nghĩ đó không phải việc của mình, bạn nghĩ có người khác lo rồi cần gì đến 1 cá nhân nhỏ bé... Đừng biện hộ nếu bạn là người VN.

Nhận xét

  1. Bài viết bộc lộ cảm xúc của tác giả Tuyết Nhung rất hay. Tôi cũng rất phẫn nộ trước hành vi xâm lấn của TQ. Nhưng có lẽ còn buồn nhiều hơn vì tại sao Việt Nam không có hành động nào để lên án việc làm của TQ? Tại sao giới truyền thông, báo chí của VN lại im lặng làm ngơ trước sự thật đó? Cái đó mới thật sự đáng buồn. Cách làm của chúng ta bây giờ trái ngược với ngày Bác dùng chính công luận thế giới để quật lại bọn xâm lược. Những nhà cầm quyền, chẳng hiểu đang nghĩ gì?

    Trả lờiXóa
  2. Có thể đây là một chiến lược của VN nhưng mọi sự cần 1 chữ công khai. Hay ít ra là công khai không chính thức để mọi người đều biết thông tin. Chứ Hùng hỏi 10 người thì đến 9 người mù mờ không biêt j về vấn đề HS-TS

    Trả lờiXóa
  3. Mình nghĩ vấn đề không phải là công khai hay không công khai.. mà là chuyện ý thức. Phải nói rằng ý thức về "việc chung" về vận mệnh quốc gia người Việt là kém mặc dù rất yêu nước.
    Như cái hồi LS Lê Công Định bị bắt, dân mình cũng ít quan tâm, dù theo hay không theo, phản đối hay không phản đối cũng phái có sự quan tâm đó là quan tâm đến vận mệnh nước nhà.
    Chuyện Hoàng Sa Trường Sa cũng thế, mình phải quan tâm thì mới đem ra bàn luận phổ biến cho người khác.

    Trả lờiXóa
  4. Em đồng ý với anh về vấn đề ý thức. Nhưng cũng phải công nhận mức độ công khai hóa của nước mình quá kém. Nếu không có Nét thì bà con ta mù tịt. Công khai và tuyên truyền rộng rãi. Nhưng như em đã nói. Có lẽ đó là chủ trương. Mà chủ trương thì có lẽ anh em ta chưa đủ tầm để lạm bàn oni43

    Trả lờiXóa
  5. Rất bất ngờ khi thấy bài của bạn mình được trích về đây.
    Không biết có bao nhiêu người biết rằng, sau một số những bài viết kiểu này và trong 1 lần "mon men" theo đứa học trò ra xem "biểu tình vì HS-TS" ở SG, bạn ấy đã được mời về "chuyện trò" với các đồng chí công an từ 2 giờ trưa đến gần 3 giờ sáng. Chưa đủ, công an phường đến nhà làm việc, sở giáo dục được thông báo, toàn bộ ban giám hiệu nhà trường bị dựng dậy, hiệu trưởng đang công tác ở Hà Nội phải bay về...
    Tất cả chỉ vì bạn muốn thể hiện 1 quan điểm yêu nước!

    Trả lờiXóa
  6. nguoi viet minh co le la nhung nguoi it quan tam den van menh quoc gia nhat the gioi.Khong dam dau tranh,khong dam phan khang ,chi dam minh vao nhung thu vui vo bo...

    Trả lờiXóa
  7. Cac em hoc sinh ,sinh vien can huong minh den 1 ly tuong cao hon,quan tam nhieu den van menh to quoc,tim tu do dich thuc cho dan toc,.Tuong lai dat nuoc nay phu thuoc vao su thong minh va long dung cam ,dao duc cua cac em.

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ như thế lại tốt hơn chăng. Mình lại nghĩ đén hình tượng con dế để trong cái hộp thì nó nhảy cao gần tới cái nắp hộp. Khi bỏ nó ra ngoài thì nó lại nhảy cao gấp đôi. Rất vui được làm quen với bạn. (lần sau viết có dấu nhe. đọc mãi mới dịch được T_T)

    Trả lờiXóa
  9. Nguyên nhân, vì sao nên nỗi ấy?!? Chỉ biết tiền và đời sống cá nhân, gia đình mình là quan trọng. Không sai nhưng vô cảm, thờ ơ, tránh né chính trị là điều rất nguy hiểm với vận mênh Nước nhà. Nhiều bạn trẻ trong đó có giới blogger, họ có trình độ chuyên môn, giỏi ngoại ngữ nhưng ngại đụng chạm đến chính trị. Tư duy ấy thật ấu trĩ và phong kiến. Họ có nghĩ họ phát triển trên nền gì, từ đâu mà có?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Truyện tranh cực kì 18+

Chưa coi hết đừng có hiểu lầm nha =))