Chuyển đến nội dung chính

Dùng giấy vệ sinh làm giấy ăn: Tác hại khôn lường

Thói quen dùng giấy vệ sinh làm giấy ăn có thể gây ra các bệnh: viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, viêm gan, viêm đường hô hấp, viêm da do lượng vi khuẩn trên đây quá lớn gây ra...
Hiện nay, trong các nhà hàng nhỏ thường dùng các cuộn giấy vệ sinh làm giấy ăn cho khách hàng, việc làm đó không những không hợp vệ sinh mà còn có hại tới sức khỏe nhưng ít ai biết. Nhiều gia đình cho rằng, sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn, chức năng như nhau mà còn tiết kiệm nữa và họ lại đặt câu hỏi: “Lẽ nào loại giấy vệ sinh này và giấy ăn được làm từ những nguyên liệu khác nhau?”.
Thực ra, loại giấy ăn rẻ nhất cũng đắt hơn nhiều lần giấy vệ sinh tốt nhất. Nhiều chủ cửa hàng ăn thường cho rằng: “Loại giấy ăn tốt một chút thì giá thành rất đắt, đối với những người làm ăn nhỏ thì mua sao nổi do khách ít. Nhiều người cũng chẳng để ý tới chất lượng giấy ăn đâu. Còn đối với những khách hàng sang trọng thì họ lại thường mang theo bên mình sẵn khăn ăn rồi”.
Theo tài liệu do Hiệp hội sản xuất giấy Thượng Hải - Trung Quốc cung cấp, giấy ăn và giấy vệ sinh khác nhau ở 4 phương diện chủ yếu: Đó là nguyên liệu sản xuất, môi trường sản xuất, tiêu chí chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh. Việc sản xuất giấy ăn chỉ có thể sử dụng nguyên liệu được lấy từ các nguồn như gỗ, các loại cỏ, trúc, còn việc sản xuất giấy vệ sinh ngoài việc sử dụng các sợi nguyên liệu thì còn có thể tận dụng nguyên liệu thu hồi từ các loại giấy in, giấy photo. Về quy định môi trường sản xuất, tiêu chí chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh của giấy ăn đều nghiêm ngặt hơn giấy vệ sinh rất nhiều.
Trong việc phân định các tiêu chí khác nhau của giấy ăn và giấy vệ sinh, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, tổng số vi khuẩn sau khi tiêu độc cho giấy ăn thì còn không quá 200 con/gam giấy (nếu không tuân thủ nghiêm ngặt thì có thể dẫn tới bệnh cầu khuẩn và bệnh đường ruột), còn quy định tổng số vi khuẩn tồn tại trên giấy vệ sinh là 400 con/gam thì có thể chấp nhận được.
Vì vậy, điều khuyến cáo tới tất cả những người tiêu dùng là bất kỳ quy trình sản xuất hay phạm vi sử dụng trong cuộc sống thì giấy vệ sinh và giấy ăn đều có những khác biệt rõ ràng, khi sử dụng cần phải phân biệt rõ, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên thay thế sử dụng bừa bãi, đặc biệt là các loại giấy vệ sinh chất lượng kém giả mạo giấy ăn có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia có liên quan chỉ rõ, việc sử dụng giấy vệ sinh thay thế giấy ăn trong một thời gian dài có thể có những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Thứ nhất là, có thể hấp thụ vào cơ thể những chân nấm độc hại, khuẩn cầu que gây ra bệnh viêm kết ruột, có thể dẫn tới các bệnh như bệnh viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, thậm chí còn có khả năng mang theo vi khuẩn gây bệnh viêm gan. Thứ hai là, các loại giấy vệ sinh chất lượng kém còn có nhiều bột bụi giấy, khi sử dụng một lượng lớn bụi công nghiệp có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, có thể gây ra những kích thích đối với đường hô hấp. Thứ ba là, có thể gây những kích thích đối với những làn da quá mẫn cảm.
Vậy là trên các phương diện trên có thể thấy được sự khác biệt rất lớn giữa giấy ăn và giấy vệ sinh, người tiêu dùng khi sử dụng hai loại giấy này đều không nên sơ ý, dùng trong thời gian ngắn có thể “chẳng hề gì” nhưng không đồng nghĩa với việc không có những tác động xấu, chỉ là chưa nhìn thấy ngay mà thôi. Chính vì thế, trong cuộc sống thường ngày, nên sử dụng một cách đúng đắn hai loại giấy này, không thể dựa vào những ý kiến chủ quan của cá nhân hay vì lợi nhuận thúc đẩy mà dễ dàng dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn. Hy vọng, các cơ quan hữu quan nên có những biện pháp áp dụng đối với những nhà hàng nhỏ vẫn đang tồn tại hiện tượng này.

Cách phân biệt hai loại giấy:
-Bằng mắt thường rất khó phân biệt nguyên liệu làm giấy vệ sinh thông thường và giấy ăn, tuy nhiên, mọi người có thể dựa vào những thủ pháp nhỏ sau đây là có thể phân biệt được ngay:
Thứ nhất là, quan sát màu sắc của tờ giấy. Loại giấy tốt vì không chứa ánh huỳnh quang bạc của hóa chất nên trên mặt giấy hơi có chút ánh vàngThứ hai, quan sát xem trên mặt giấy có vết nhơ hay không.
Các loại giấy phế phẩm thu hồi thường có nét mực trên đó, sau quá trình tái chế giấy không thể loại bỏ hoàn toàn chúng được, chính vì thế trên mặt giấy có những điểm đen; thứ ba, dùng tay chà xát mặt giấy, nếu như là giấy tái chế thành giấy vệ sinh thì sẽ không còn độ dẻo, vì thế mà hễ kéo là bị rách, sau khi chà xát có những vụn giấy rơi ra.
(Nguồn Agriviet.com)

Nhiều khi vào quán ăn! Nhìn cái giấy ăn xỉn xỉn màu mà vẫn phải lau bát rồi lau ...miệng!

Ghê..ghê...! <<<----->>> Nhưng không lau còn thấy ghê hơn!

Tặc lưỡi mà bỏ qua chứ biết làm sao đc!

Nhận xét

  1. Tốt nhất là giống tui. bỏ cái khăn tay vô túi. Xong! còn phòng khi có cô nào đó thút thít... biết đâu lại là một thiên tình sử từ vụ khăn giấy này mà ra hị hị :)

    Trả lờiXóa
  2. Bác Triết pro. oni16. Nhưng khổ cái em có tính phổi bò. Nhiều lúc ra đường còn quên mặc quần thì biết làm sao giờ.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. oni03
    oni04
    oni05
    oni06
    oni07
    oni08
    oni09
    oni10
    oni11
    oni12
    oni13
    oni14

    Trả lờiXóa
  5. Onion_Emoticons_Code_Chart
    by boyproDX
    oni01
    oni02
    oni03
    oni04
    oni05
    oni06
    oni07
    oni08
    oni09
    oni10
    oni11
    oni12
    oni13
    oni14
    oni15
    oni16
    oni17
    oni18
    oni19
    oni20
    oni21
    oni22
    oni23
    oni24
    oni25
    oni26
    oni27
    oni28
    oni29
    oni30
    oni31
    oni32
    oni33
    oni34
    oni35
    oni36
    oni37
    oni38
    oni39
    oni40
    oni41
    oni42
    oni43
    oni44
    oni45
    oni46
    oni47
    oni48
    oni49
    oni50

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Truyện tranh cực kì 18+

Chưa coi hết đừng có hiểu lầm nha =))