Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện về giấc mơ Mỹ và những comment rất Việt Nam

Tôi sinh ra trong một gia đình có bố là luật sư, mẹ là bác sĩ. Do may mắn, gia đình tôi mua được bất động sản trước khi giá nhà đất bùng lên.

Trước khi sang Mỹ, tôi từng học tại một trường đại học nổi tiếng. Do có chút nhan sắc và tham gia một số hoạt động văn hóa trong trường nên tôi quen biết rất nhiều người nổi tiếng và giới thượng lưu. Cuộc sống của tôi lúc đó khá sung sướng. Tôi ngồi uống cà phê hằng ngày ở các khách sạn hay nhà hàng nổi tiếng.

Đến năm 2000, cha mẹ bán nhà, cố gắng cho tôi đi học thạc sĩ ở Mỹ. Sang tới đây, buổi sáng tôi đi học, buổi tối tôi đi làm thêm. Bất cứ việc gì tôi cũng làm từ chăm sóc người già, lau nhà, rửa bát ở quán ăn. Tôi không ngại, không xấu hổ, miễn là có tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình mặc dù bố mẹ tôi cũng có thể nuôi tôi ăn học đàng hoàng. Nhiều lúc tôi tủi thân vì trình độ văn hóa cao mà bị chủ nhà hàng chửi mắng nhưng tôi cam chịu vì còn hơn là không có việc làm.

Tôi vừa học vừa làm, ra khỏi nhà từ 6h sáng tới 10h đêm mới về đến nhà. Một tuần 7 ngày như vậy, mà tôi lại là con gái. Chắc ít người có thể lao động cật lực như tôi nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì đã từ bỏ cuộc sống xa hoa ở Việt Nam để đi tìm giấc mơ Mỹ. Tôi nghĩ, làm việc chăm chỉ rồi có một ngày tôi sẽ thành công.

Tôi tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ, có việc làm tại một ngân hàng Mỹ, rồi lấy chồng Mỹ cũng là thạc sĩ. Sau 10 năm ở đây, tôi có một cô con gái xinh xắn và sắp đón chào bé gái thứ hai. Vợ chồng tôi thu nhập hơn 250.000 USD một năm. Mới hơn 30 tuổi nhưng hai vợ chồng tôi đã làm chủ 3 căn nhà và 13 căn hộ tập thể. Tất nhiên, 50% là do vay ngân hàng. Lúc lấy nhau, chúng tôi chẳng có tài sản gì, chỉ do chăm chỉ làm việc mà có thành quả hôm nay.

Hai vợ chồng tôi đều đi làm 60 giờ một tuần. Về nhà còn phải chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng. Ai cũng nói sao không về Việt Nam sống sung sướng, có người giúp việc. Nhưng tôi thiết nghĩ, ở đâu có tiền, có việc làm là nơi đấy mang lại hạnh phúc. Tất nhiên, quê hương vẫn là quê hương, nơi có cha mẹ, anh chị em, họ hàng, nhưng tôi không còn quen cuộc sống ở Việt Nam nữa.

Tôi về Việt Nam chơi, thấy người Việt Nam mua sắm còn tốn kém hơn ở Mỹ. Có những người bạn hai vợ chồng đi làm 8 tiếng mà vẫn thuê người giúp việc, còn than thở vất vả. Thiết nghĩ nước Mỹ giáo dục tôi làm việc chăm chỉ hơn. Vợ chồng tôi đi làm, còn kinh doanh mà vẫn chăm sóc con nhỏ. Dù chúng tôi không ai giúp đỡ nhưng thấy lúc nào cũng vui vẻ, tuy có bận rộn nhưng vẫn còn thời gian rảnh để đi chơi, du lịch hay ăn nhà hàng. Nhìn người Việt Nam bỏ ra vài trăm đôla mua điện thoại di động, tôi cũng thấy ngạc nhiên. Tôi ở Mỹ dù gọi là có thu nhập cao nhưng bao giờ tôi cũng dùng điện thoại miễn phí.

Ở Mỹ hay ở Việt Nam mỗi nơi đều có một cái sướng hay khổ khác nhau. Ở Mỹ, những người Việt Nam như tôi cảm thấy trống trải, cô đơn nhưng nhiều cơ hội làm giàu. Còn ở Việt Nam, ăn uống, sung sướng, tinh thần thoải mái nhưng không phải ai cũng có cơ hội mua nhà, mua xe nếu không có gia đình hỗ trợ. Rất nhiều các bạn tôi ở Việt Nam làm 20 triệu đồng một tháng nhưng vẫn không có khả năng mua nhà chung cư nếu không có bố mẹ cho tiền. Đấy là hai sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam.

Anhchu81

http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi...0/07/3BA1E92B/

Và sau đây là những commet đáng chú ý :


chào bạn. Đọc bài viết của bạn tôi không đồng cảm nhiều thứ bạn chia sẽ. Bạn đã có được những điều kiện sẵn có quá tốt. Và đại đa số mọi người đều không có như bạn. Và tất nhiên những điều kiện đó là từ xã hội Việt Nam góp phần tạo dựng nên ( và nhờ công lao động của gia đình bạn)..

Nhưng...sau khi thành đạt ở đất Mỹ...tôi chưa thấy một động thái gì gọi là đền ơn đáp nghĩa cho đất mẹ từ bạn cả. Những thứ bạn ngạc nhiên , hay nói đúng hơn là chê cười ...tôi đang không hiểu bạn đang nhắm vào ai? đa số ư? nếu thế thì bạn sai rồi..Tôi vẫn thấy nhiều người có suy nghĩ chín chắn, tiết kiệm và lao động tích cực lắm.

Mỹ khác Việt Nam thì quá rõ...điều này khỏi cần khẳng định nữa. Chính vì đất nước ta còn nhiều khó khăn..nên mới cần những thanh niên trình độ, năng động, tích cực...góp công xây dựng. Chứ đâu có cần những người nhờ đất mẹ mà thành công rồi quay lại chê bai nước mình ...Nếu bạn tốt, hãy quay về để góp phần loại trừ những cái bạn chê cười đi. Lúc đó, bạn thật đáng nể trọng....
Có lẽ tác giả bài viết này sẽ cảm thấy những điều mình viết ra ở trên là "tức cười" sau chừng 10 năm nữa (đã đủ để cho bạn cảm thấy mình sẽ chín chắn hơn chưa?). Tôi cũng là người sống ở Mỹ, cũng làm việc kiếm tiền như bạn, tôi cũng có bằng Thạc sĩ như bạn. Cũng có thu nhập kha khá như bạn ( tôi còn có thu nhập ở Việt Nam nữa cơ ), nhưng tôi chưa bao giờ dám phê phán lối sống của người Việt Nam như bạn.

Ở đâu cũng có người làm ra con số $250.000 như bạn , Việt Nam ít hơn, Mỹ nhiều hơn. Tôi đồng ý!

Việt Nam cũng có người làm 8 tiếng mà vẫn tìm người giúp việc, xài điện thoại vài ngàn đô ( chứ không phải vài trăm đâu ). Nhưng mà cũng có NHIỀU người vẫn xài điện thoại bàn để liên lạc hay là điện thoại rẻ tiền hơn cả miễn phí để xài! Nhưng bạn nên nhớ cũng có rất rất nhiều người Mỹ ăn welfare mặc dù họ khỏe mạnh (bạn có bao giờ phê phán người Mỹ kiểu này chưa?). Chưa nói đến những người đã chỉ làm 1 giờ cũng kiếm đủ cả chục nghìn USD nhưng mà họ sau cùng vẫn tay trắng đó thì sao? (đặc biệt là giới giải trí).

Do đó bạn đừng nên chụp mũ và tôi chỉ xin nhắc bạn 1 điều! Đặc điểm của người Châu Á đặc biệt là Đông Á chúng ta là Gia Đình là nên tản của cá nhân và xã hội . Còn người phương Tây họ quan tâm chủ yếu tới chủ nghĩa cá nhân! Mỗi nền văn hóa đều có cái hay và cái dở khác nhau! Tùy thời điểm và tình hình xã hội nữa bạn à!
Thân ái!

Nhận xét

  1. sự thật như vậy mà nhiều ng ko chấp nhận ;))

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý với comment. Mọi việc nên nhìn rộng hơn một tí. Đừng quơ đũa cả nắm thế!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Truyện tranh cực kì 18+

Chưa coi hết đừng có hiểu lầm nha =))