Chuyển đến nội dung chính

Tết Đoan Ngọ - Tết giết sâu bọ

Nhớ cứ mỗi mùng 5/5 Âm lịch, năm nào cũng như năm nào, đi chợ vìa là thấy má tui tay xách nách mang nào là bánh tro (hay còn gọi là bánh ú tro), rồi nào là cơm rượu.


Sáng súm hum Tết Đoan Ngọ, chưa ăn sáng chi cả, má tui múc cho tui một chén cơm rượu rõ to, đầy, má biểu ăn sáng súm như vậy mới giết hết sâu bọ. Tui thì hok thik ăn cơm rượu cho lắm, nên nói với má hay là con uống 1 viên Fugacar cho rầu! Má biểu hok được, ngồi canh cho tui ăn hết chén cơm rượu, roài má mới đi làm việc khác. Haizzz! Chỉ tội cái thân tui, ăn cum rượu vào, người choáng váng, mà phải vác xác đi làm việc. Cả ngày đầu óc  nó cứ lâng lâng đâu đâu!

 

 
Trưa 12 giờ, má điện thoại, bảo ra đá lông nheo với ông mặt trời, tui hỏi chi dzậy má? Má phì cười bảo làm vậy quanh năm hok bị đau mắt hột. Thôi thì cũng làm cho má vui lòng vậy! Mừ đường xá bây chừ bụi bặm như thế, có đá lông nheo với ông mặt trời mấy chục lần cũng vậy thôi hà! Mắt vẫn cứ đỏ, vẫn cứ đau vì bụi đường thui!
 





 
Có thêm một số tập tục của người Việt mình trong ngày Tết Đoan ngọ nữa nèk!
Tắm nước lá mùi: Người ta đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre vào chung một nồi, rồi mọi người thay nhau múc tắm để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
Hái thuốc mồng năm: Cây cỏ quanh nhà được hái vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch, lại đúng vào giờ Ngọ để chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu, đau xương...
Treo cây ngải cứu trừ tà ma: Người ta lấy cây ngải cứu buộc gom thành nắm, treo ở đầu nhà, trước cửa để trừ tà ma. Thực tế thì hương thơm lá ngải sẽ giúp con người dễ chịu, khoan khoái, bớt nhức đầu, đầy bụng.
Đeo "bùa tui bùa túi": Bùa làm từ chỉ ngũ sắc, bên trong có hạt mùi, hồng hoàng, quả mận…, đeo cho trẻ em để trừ ma quái, hy vọng sẽ đảm bảo cho thế hệ trẻ được khoẻ mạnh.
 



Những thứ quả không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ.

 
Nhuộm móng tay, móng chân: Ngoài ý nghĩa thẩm mỹ, tục này còn có ý nghĩa trừ ma tà lôi kéo làm hại con người.
Khảo cây lấy quả: Dân gian quan niệm cây cũng có linh hồn nên những cây "chây luời" không chịu ra quả phải bị khảo. Một người trèo lên cây, một người cầm dao đứng dưới gốc. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ. Người trên cây giả giọng cây van xin được tha, hứa ra thật nhiều quả. Thường thì trong dịp này, các cành rườm rà được phát bớt và mùa tới cây sẽ ra quả. Việc này khó giải thích, nhưng có thể do việc đánh mạnh vào cây, làm cỏ, phát bớt cành đã kích thích sự ra quả cho cây.
 

 
Thế mới biết, ngày Tết Đoan Ngọ ngày nay qua mọi biến đổi thời gian vẫn tồn tại  với ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng của nó.

Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm 

nguon: http://buzz.yume.vn

Nhận xét

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Một bài phỏng vấn hay

1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông? Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước - trong đó có tôi - đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này. Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này! Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trô