Chuyển đến nội dung chính

Vì sao tôi hút thuốc (Truyện cực ngắn - S.Antov)


Thời gian gần đây ta cảm thấy mệt mỏi quá. Công việc ngập đầu. Còn chút thời gian lên mạng cũng bị cướp mất. Suốt ngày thử thuốc ngoài đồng, về nhà viết báo cáo, sếp thúc đít liên tục cảm thấy kiệt sức, thỉnh thoảng lại có những cơn đau ở ngực trái, không hiểu là đau tim hay đau phổi...Có lên bỏ thuốc trong tình trạng này không nhỉ. Cái hại thì quá nhiều mà cái lợi thì quá ít. Tranh thủ tí lên mạng tìm cách bỏ thuốc thỉ search ra cái nì...T_T. Có nên bỏ thuốc không nhể ?

Vì sao tôi hút thuốc (Truyện cực ngắn - S.Antov)
Một con người có lòng tự trọng có bao giờ ngửa tay xin tiền người qua đường không?Không đời nào!Không bao giờ!Ngay cả khi trong túi không có nổi năm xu để mua vé tàu điện.
Khi một con người tự trọng gặp phải chuyện buồn phiền liệu anh ta có sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng mình với những người xa lạ?Không !Tất nhiên là không rồi.
Nhưng liệu ai trong số những người hút thuốc lại không một lần xin diêm hay thuốc lá của những người hoàn toàn xa lạ cơ chứ.Người ta xin ở khắp mọi nơi, bằng mọi thứ tiếng khác nhau:"Xin lỗi, anh làm ơn cho xin tí lửa!".
Và người kia sẽ rút ra bao diêm, quẹt lửa, rồi đưa que diêm đã cháy cho bạn.Trong khoảnh khắc nào đó bàn tay của hai người chạm vào nhau, truyền cho nhau ngọn lửa nhỏ.
Sau đó,có một người khác lại đến châm nhờ thuốc, bạn sẽ đưa cho anh ta điếu thuốc đang hút dở.Trong một giây phút bàn tay hai người xa lạ lại chạm vào nhau.
Và sẽ mãi là như thế chừng nào trên trái đất này còn có người hút thuốc.Những đốm lửa nhỏ li ti cứ truyền từ người này sang người khác đi khắp mọi nơi trên trái đất.Bởi vì ở đâu có ngưòi hút thuốc dù ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc hay Châu Mĩ.
Và chừng nào bàn tay của con người còn chạm vào nhau, gin giữ ngọn lửa nhỏ, gìn giữ hơi ấm thì trên hành tinh này chắc sẽ bớt đi phần nào những điều xấu xa.
Có lẽ chỉ vì lý do ấy mà tôi không bỏ thuốc.Vì biết đâu một lúc nào đó lại chẳng có người hỏi tôi :"Xin lỗi, anh làm ơn cho xin tí lửa".
[QH Blog]

Nhận xét

  1. Bán lá phổi của mình để chờ người dưng xin lửa àh ? ^^

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có nghị lực thì bác nên bỏ thuốc là cho chắc ăn. Em nghĩ chắc bác nhậu cũng khá nên sinh ra nhiều bện tật chứ gì. Hehe

    Trả lờiXóa
  3. Cùng cảnh ngộ ^^ , tội cái bỏ ko được nếu ko Neo cũng bỏ rồi :(

    Trả lờiXóa
  4. chắc phải copy bài này sang blog để có quyết tâm bỏ thuốc quá :'(

    Trả lờiXóa
  5. Thế mà có đứa đăng báo nói người hút thuốc lá là người không có văn hóa. (Đăng trên báo Thanh Niên hay Tuổi trể gì a'.)

    Trả lờiXóa
  6. Thực ra, hút thuốc chỉ "có thể" gây ra bệnh cho phổi thôi, nhìn kỹ trên bao thuốc đi, đâu có ghi "chắc chắn" đâu.

    Ông ngoại tui hút từ năm 14, năm nay 94 rồi, nằm trên giường mổ vẫn còn hút, hút xong vào mổ, vẫn khỏe chán. Mà mổ thận nhá, phổi còn nguyên.

    Trả lờiXóa
  7. Ngày bé phải trốn bố mẹ, chui vào nhà tắm tập hút trộm mãi mới biết hút . Bao công sức thế, giờ mà bỏ thuốc thì tiếc lắm ! . . .

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Một bài phỏng vấn hay

1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông? Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước - trong đó có tôi - đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này. Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này! Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trô