Chuyển đến nội dung chính

[Truyện] Đường Tăng


[QH-Blog]  Truyện ngắn Đường Tăng của Trương Quốc Dũng là tác phẩm giành giải Truyện siêu ngắn của Hội nhà văn năm 1994.
Tác phẩm gây xôn xao dư luận nói chung và giới phật tử nói riêng một thời, mọi người cùng đọc cùng suy ngẫm.


 Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.

Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.

Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.

Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.

Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?

Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.

Đường Tăng thở hắt: “Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa”. Nói rồi lại nhắm mắt.

Nghe tiếng Ngộ Không: “Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người

Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất –"Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa”.

Bát Giới cười khẽ: “Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc”.

Sa Tăng an ủi: “Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm”.

Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: “Ta ước gì đêm nay đừng sáng.

Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người”.

Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: “Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi”.

Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.

Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.

Tác giả: Trương Quốc Dũng

Nguồn: Vnthuquan.net

[QH-Blog] 

Nhận xét

  1. Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăn và Ngộ Không đều đắc đạo, chỉ có mỗi người viết truyện là chưa.
    Vấn đề không phải là ta tìm cái gì mà là ta quyết tâm tìm được hay không?
    Bởi thế cửa vào Niết Bàn chỉ nhỏ bằng sợi tóc chẻ làm bẩy, rồi lấy một phần chẻ làm bẩy nữa, chẻ đi chẻ lại mấy lược. Nhỏ thế mà vẫn có người tìm được, vào được, Nếu không quyết tâm để tìm kiếm và đi đến tận cùng thì... chưa thể gọi là hiểu đạo...

    Trả lờiXóa
  2. @A.Triết: Câu chuyện chỉ là 1 góc nhìn khác của câu truyện tây du mà anh. Nó làm mỗi người đọc phải suy nghĩ. Em hiểu là hạnh phúc nằm trên con đường chứ không ở đích đến. Nhưng quả thật nếu tới gần đích rồi mà chợt nhận ra những điều mình cố gắng từ trước đến nay đều vô nghĩa thì thật là xyz...Giờ em mới biết cửa vào Niết Bàn khó thế. Hình tượng hay thật. Vào địa ngục chắc cửa phải to gấp 10 lần cái cửa bình thường anh nhỉ oni38

    Trả lờiXóa
  3. Thanks www.vietutd.com đã tạo điều kiện cho Blog của mình.

    Trả lờiXóa
  4. Hi Quốc Hùng!
    Đọc blog của bạn rất ấn tượng và độc đáo, rất có chiều sâu... chứ không phải bình thường.
    Mình thêm blog của bạn vào Liên kết blog tại trang mình rồi nhé. Bạn có thể vui lòng liên kết với mình không/

    Trả lờiXóa
  5. Rat thich duoc khen. Cam on ky nang mem.

    Trả lờiXóa
  6. khi bạn là 1 con chó của ai đó, có thể bạn sẽ phải nhớ đến cha mẹ mình và hãy cố quay đầu ngay 360 độ

    Trả lờiXóa
  7. Hì, mình có thể hỏi bạn làm sao để tạo nút home như blog của bạn được không? Mình không rành lắm về html đâu. email của mình là tankiem88@gmail.com

    Trả lờiXóa
  8. truyen la tam su cua 1 nguoi tam thuong chu k phai cua duong tang. Sao co the gan cai tu tuong tam thuong ay vao nhan vat duong tang nhi??

    Trả lờiXóa
  9. Truyện hay, đầy ý nghĩa. Mỗi lần xem blog của QH lại thấy có thêm một điều gì mới mẻ. QH cũng là người có năng khiếu viết nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. Bác Minh Triết .
    Thật ra cả 4 thầy trò Đuờng Tăng đều không đắc đạo
    -Đuờng tăng : Mong thành chính quả để cứu vớt lọai nguời , nhưng Ông là nguời thì làm sao biết đuợc con nguời cần gì, lỗi gì mà cứu vớt
    -Ngộ không : Uớc mơ nhỏ bé là đuợc thành nguời thôi nhưng lại bị cho thành phật -> chưa đạt tâm nguyện
    ....

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Truyện tranh cực kì 18+

Chưa coi hết đừng có hiểu lầm nha =))