Chuyển đến nội dung chính

[Tiểu thuyết]Thời của thánh thần- Hoàng Minh Tường

Sách bị thu hồi

Theo BBCVietnamese ngày 03/9/2008, cuốn tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của nhà văn Hoàng Minh Tường viết về những đổ vỡ của một dòng họ suốt nửa thế kỷ đã bị thu hồi sau khi ra mắt được vài ngày.
Trước đó, “Thời của thánh thần” được tờ báo mạng Vietimes (là một phụ trang của Vietnamnet, trực thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông) khen ngợi là “tiếng nổ của văn xuôi”, nhưng hiện nay, Vietimes xóa đi bài viết sau khi có lệnh cấm lưu hành cuốn sách.
“Tiểu thuyết Thời của thánh thần được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.
Thông tin trong sách ghi người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám đốc Trung Trung Đỉnh, chịu trách nhiệm bản thảo, ông Nguyễn Khắc Trường.
Người biên tập cuốn sách là nhà văn Tạ Duy Anh, bản thân từng viết tiểu thuyết cũng bị thu hồi năm 2002, "Đi tìm nhân vật".
Ông Hoàng Minh Tường, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh năm 1948 ở Hà Tây, tốt nghiệp cử nhân Địa lý.
Ông đã viết 11 tiểu thuyết, ba tập truyện ngắn cùng bốn tập bút ký phóng sự”.
Trang mạng của nhà thơ Trần Nhương cho biết Cục Xuất bản chính thức có lệnh thu hồi sách. Ngày 28/8/2008, tác giả Hoàng Minh Tường cùng nhà văn Nguyễn Khắc Trường (người chịu trách nhiệm bản thảo) đã “đi tất cả các hiệu sách Hà Nội để thu hồi sách trôi nổi”. “Tác giả tiểu thuyết xác nhận với BBC tin này nhưng không muốn trả lời phỏng vấn”.
“Vụ thu hồi diễn ra khá lặng lẽ và ngay cả ở Hà Nội, nhiều nhà văn cũng chưa kịp đọc cuốn sách dày 648 trang.
Nhưng một số người đã đọc thì cho rằng đây có lẽ là một trong số rất ít tác phẩm văn học trong nước gần đây phê phán chủ nghĩa cộng sản công khai nhất, mạnh bạo nhất, đau đớn nhất.
Cũng có người ở Sài Gòn cho biết sau khi có lệnh cấm, khi ra hiệu sách hỏi tên tác phẩm, ông vẫn được người bán "đi vào trong lấy sách đem ra đưa cho"”.
Chuyện xoay quanh số phận của dòng họ Nguyễn Kỳ suốt mấy chục năm từ Cách mạng tháng Tám đến ngày nay.
Người cha, Cử Phúc, được Việt Minh gài vào làm lý trưởng, hoạt động hai mang, vừa cho Pháp vừa cho Việt Minh.
Đến hồi cải cách ruộng đất, Lý Phúc bị quy là địa chủ của giặc, bị người con nuôi vu cho bố ngủ với vợ mình. Lý Phúc phải tự sát.
Ba người con trai ruột của ông có số phận khác nhau.
Nguyễn Kỳ Khôi trở thành cán bộ cao cấp ngành tuyên huấn.
Người thứ hai, Kỳ Vỹ, nhà thơ có tài, ban đầu được đưa lên làm ngọn cờ thơ ca cách mạng.
Nhưng sau vì nói thật, dám chê thơ của một cán bộ cao cấp, nên ông bị thất sủng, đi tù mấy năm, trở nên buồn chán, bất lực.
Người thứ ba, Kỳ Vọng, di cư vào Nam, trở thành phó giám đốc sở công chính Sài Gòn. Sau khi thống nhất, anh ở lại nhưng bị o ép, chịu không nổi đã vượt biên sang Mỹ.
Riêng người con nuôi lại có số phận khác lạ. Là người đã quay lại bán đứng bố mẹ, nhưng sau hối hận, anh ta trở thành người xây dựng lại họ tộc.
File words 2007: http://mihd.net/p6lxhg7


PDF download: http://mihd.net/aow1evq
  (Nguồn: vnthuquan.net)

Nhận xét

  1. Tôi có sách được edit rất giống sách thật, bản đẹp dễ đọc, các bạn download tại đây:

    http://www.megaupload.com/?d=9C3C88CE

    Trả lờiXóa
  2. Ai chưa đọc truyện này thì nên đọc . Tôi đọc ba đêm xong cuốn truyện hơn 6oo trang này . Đọc rồi mới thấy tiếc cho ai chưa kịp đọc nó .

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Một bài phỏng vấn hay

1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông? Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước - trong đó có tôi - đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này. Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này! Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trô