Một thứ dịch bệnh sẽ cướp đi sinh mạng hàng triệu con người.
Một thứ dịch bệnh sẽ phá hủy các quốc gia.
Một thứ dịch bệnh sẽ đưa thế giới về những đêm trường Trung cổ.
Một thứ dịch bệnh mà không làm ai ốm…
Khi những chiếc máy bay đầu tiên tự nhiên rơi xuống- ở châu Âu, Cali, châu Á – người ta đổ trách nhiệm vào những tên khủng bố. Tất cả các chuyến bay được lệnh cấm cất cánh còn các nhà lãnh đạo thế giới cố gắng tìm hiểu xem những vụ tấn công khắp nơi kia đã được phối hợp như thế nào. Và rồi, khi xe cộ, tàu bè, và các nhà máy cũng ngừng hoạt động, người ta hiểu ra rằng đầu mối chung của các sự kiện là xăng dầu. Không hiểu bằng cách nào, một loại vi sinh nhân tạo có thứ gen chuyên phá hủy hydrocacbon, đã lây nhiễm được vào nguồn cung cấp dầu thô trên toàn thế giới. Không có xăng dầu, thế giới loài người dần quay về thời kỳ của những đêm trường Trung cổ.
Bác sĩ (BS) Gregory Gillette, một chuyên gia dịch tễ tại Trung tâm Phòng chống Dịch Bệnh (Center for Disease Control, hay CDC), là một người chuyên săn tìm các bệnh dịch bởi vi sinh tấn công con người. Được Lầu Năm Góc đưa tên vào nhóm Lực lượng phản ứng nhanh (Rapid Response Team, hay RRT) để tìm diệt loại vi khuẩn nguy hiểm Delta-3 này , anh nhanh chóng nhận ra khả năng chuyên môn của mình cũng như sự hiện diện của anh đều không được quan tâm đến. Lãnh đạo của nhóm RR, người từng có thù hằn với Gillette, đã gạt anh sang một bên.
Gillette quay trở về nhà tại thủ đô Washington. Anh chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng khi thức ăn trở nên khan hiếm, láng giềng tấn công lẫn nhau, rồi chính quyền sụp đổ. Mùa đông đã sắp đến gần, thủ đô nước Mỹ trở nên cực kỳ hỗn loạn và Gillette phải đối mặt với hai lựa chọn: hoặc ở lại cùng gia đình của mình, hoặc làm trái lệnh cấp trên, đi tìm cách giải trừ loại vi khuẩn chết người kia dựa theo những manh mối mỏng manh.
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương I (phần I)
Ngày 27 tháng Mười, 6 giờ trước khi bệnh dịch bùng nổ
Dịch: lostintranslation
Nguồn: www.tangthuvien.com
Một thứ dịch bệnh sẽ phá hủy các quốc gia.
Một thứ dịch bệnh sẽ đưa thế giới về những đêm trường Trung cổ.
Một thứ dịch bệnh mà không làm ai ốm…
Khi những chiếc máy bay đầu tiên tự nhiên rơi xuống- ở châu Âu, Cali, châu Á – người ta đổ trách nhiệm vào những tên khủng bố. Tất cả các chuyến bay được lệnh cấm cất cánh còn các nhà lãnh đạo thế giới cố gắng tìm hiểu xem những vụ tấn công khắp nơi kia đã được phối hợp như thế nào. Và rồi, khi xe cộ, tàu bè, và các nhà máy cũng ngừng hoạt động, người ta hiểu ra rằng đầu mối chung của các sự kiện là xăng dầu. Không hiểu bằng cách nào, một loại vi sinh nhân tạo có thứ gen chuyên phá hủy hydrocacbon, đã lây nhiễm được vào nguồn cung cấp dầu thô trên toàn thế giới. Không có xăng dầu, thế giới loài người dần quay về thời kỳ của những đêm trường Trung cổ.
Bác sĩ (BS) Gregory Gillette, một chuyên gia dịch tễ tại Trung tâm Phòng chống Dịch Bệnh (Center for Disease Control, hay CDC), là một người chuyên săn tìm các bệnh dịch bởi vi sinh tấn công con người. Được Lầu Năm Góc đưa tên vào nhóm Lực lượng phản ứng nhanh (Rapid Response Team, hay RRT) để tìm diệt loại vi khuẩn nguy hiểm Delta-3 này , anh nhanh chóng nhận ra khả năng chuyên môn của mình cũng như sự hiện diện của anh đều không được quan tâm đến. Lãnh đạo của nhóm RR, người từng có thù hằn với Gillette, đã gạt anh sang một bên.
Gillette quay trở về nhà tại thủ đô Washington. Anh chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng khi thức ăn trở nên khan hiếm, láng giềng tấn công lẫn nhau, rồi chính quyền sụp đổ. Mùa đông đã sắp đến gần, thủ đô nước Mỹ trở nên cực kỳ hỗn loạn và Gillette phải đối mặt với hai lựa chọn: hoặc ở lại cùng gia đình của mình, hoặc làm trái lệnh cấp trên, đi tìm cách giải trừ loại vi khuẩn chết người kia dựa theo những manh mối mỏng manh.
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương I (phần I)
Ngày 27 tháng Mười, 6 giờ trước khi bệnh dịch bùng nổ
Dịch: lostintranslation
Nguồn: www.tangthuvien.com
Ngày 27 tháng Mười, 6 giờ trước khi bệnh dịch bùng nổ
------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------
Một thứ dịch bệnh sẽ cướp đi sinh mạng hàng triệu con người. Một thứ dịch bệnh sẽ phá hủy các quốc gia. Một thứ dịch bệnh sẽ đưa thế giới ngập trong đêm trường Trung cổ.
Một thứ dịch bệnh mà không làm ai ốm…
Lewis Stokes – hay đúng hơn chỉ là cái tên giả trên bằng lái xe bang Nevada của hắn – nhét thêm một đồng đôla nữa vào chiếc máy “Chiếc nón kỳ diệu ”(1) ở trong đại sảnh của khách sạn New York-New York, Las Vegas và cảm thấy tim hắn đập nhanh, nhưng không phải bởi cái trò chơi giật máy này. Hắn – từng là một đứa trẻ ăn xin, mẹ bị tử hình giữa chợ – đã nhận ra tên sinh viên hăm hai tuổi, chuyên khoa tiếng Anh của trường Đại học bang Nevada mà hắn phải bay hơn vạn cây số đến đây … để giết.
Thằng bé đó – tóc đen, luộm thuộm- đang đi len lỏi về phía hắn, qua những bàn chơi blackjack hướng về phía khu tiếp tân. Nó đang uống một thứ nước đỏ tươi trong cái cốc thủy tinh dài cả thước, có lẽ là Singapore Sling hay hỗn hợp rượu rum và nước quả. Thằng bé có vẻ đã ngà say, vô thức, và chỉ có một mình.
Thằng bé này phải bị giết chết trước 12:14 đêm nay
“Chứ không phải 1 phút sau đó,” cha đỡ đầu của hắn đã nói vậy khi người đưa cho hắn những giấy tờ thông hành giả được làm cực kỳ tinh xảo.
Lewis căng chân đứng lên, định đi theo. Nhưng hắn chợt nhận ra thằng bé kia quá cao để có thể là Robert Grady.
Nó trông giống Robert Grady mà thôi.
Lewis rủa thầm rồi lại tiếp tục rút một tờ đôla khác vào trong máy.
Bình thường, hắn là một tay tóc vàng điển trai. Lần này, hắn đóng giả thành một trung niên hói, tóc đen. Bình thường gầy ốm, giờ hắn có vẻ nặng nề và vụng về với cái túi bao quanh bụng và cặp kính gọng đen. Dáng người hắn lụp xụp và đi cà nhắc. Một vài người nhìn về hắn hẳn sẽ nghĩ rằng đó là một tên lập dị, với chiếc áo khoác thể thao loại rẻ tiền.
Chơi mấy cái máy nhét xu này giúp hắn có thể ngồi quan sát khu tiếp tân, hoàn toàn vô hình với những tay trực cửa, nhân viên và thám tử của khách sạn. Chỉ là một trong số hàng trăm kẻ đánh bạc mà thôi. Nhưng dưới lớp áo khoác của kẻ đánh bạc này là một khẩu súng lục Glock, chưa kể một con dao K-bar lưỡi răng cưa giắt sau lưng. Lewis giết người lần đầu tiên ở tuổi 12, trong một trường hợp tự vệ, ở trong một cái lều.
“Chiếc ...nón ...kỳ ...diệu,” vang lên những âm thanh loảng xoảng từ chiếc máy hắn đang ngồi, trong lúc chiếc vòng xoay phía trên và những chiếc đèn đổi màu liên tục nhấp nháy, và những con số tiền thưởng $800, $100, $20 liên tục xoay quanh những ô hình miếng bánh trên chiếc nón.
Hắn ghét Las Vegas, sự lộn xộn xô bồ hỗn loạn ở đây làm hắn nhớ đến cái trại tị nạn mà hắn đã lớn lên. Cái tầng trệt là khốn nạn kinh khủng nhất. Như thể Fellini đã thiết kế khu này vậy. Nó không khác một bệnh viện tâm thần với nhạc rock, trẻ con chạy đuổi nhau, máy chơi bạc kêu lanh lảnh, rồi những kẻ say cười ngả nghiêng. Không có cửa sổ ra thế giới bên ngoài. Không có gì khác để nhìn ngoài những khu đánh bạc làm điên rồ đầu óc, được trải ra như một mê cung với dòng người chật cứng vào ra không bao giờ dứt. Từ những cầu thang máy, dân tình đổ ra tầng trệt này như nước lũ, tràn ra ngoài rồi lại đâm đầu vào những nơi đánh bạc giải trí khác; nào là Riviera, Paris, Monte Carlo, rồi Gold Coast, chẳng có cái khách sạn nào trong số ấy giống như cái tên lãng mạn của chúng.
Quay lại điểm chính, vậy Robert Grady ở đâu?
“Biến nó như thể một vụ cướp của giết người nếu được,” cha đỡ đầu đã nói như vậy với Lewis. “Nhưng nếu đã 12h14 mà thằng bé đó vẫn đang đứng trong sảnh khách sạn, thì hãy bước tới mà bắn giữa mặt nó. Ta có thể tin rằng anh sẽ hy sinh bản thân nếu cần chứ, người bạn lâu năm và đặc biệt của tôi?”
“Điều gì sẽ xảy ra vào 12h15 nếu nó vẫn còn sống?”
“Nếu vậy, thế giới đáng tiếc rằng có lẽ sẽ không có gì thay đổi.”
“Tại sao giết một gã sinh viên đại học lại có thể làm khác biệt như thế?”
“Ta rất muốn nói cho anh vai trò của thằng nhỏ này. Anh xứng đáng được biết điều ấy. Nhưng nếu bọn Mỹ bắt được anh, và nếu chúng phát hiện ra được anh là ai, chúng sẽ tìm mọi cách để anh phải nói.”
Còn năm giờ và mười ba phút nữa.
Lewis đến Las Vegas 2 ngày trước đó. Quá thừa thời gian để thực hiện. Nhưng hắn không tìm ra được Robert Grady. Thằng nhỏ này không về nhà, không lên lớp. Hộp tin nhắn điện thoại của nó đã đầy và không nhận tin nhắn mới. Nó có biết gì về chuyện Lewis đến đây không? Mà nó là thằng của nợ nào? Bạn gái nó, khi Lewis gọi đến giả vờ là người của trường, đã nói rằng ả cũng chưa thấy mặt Grady cả một tuần nay.
“Anh ta đam mê cờ bạc đến bệnh hoạn, và tôi chẳng còn quan hệ gì với anh ta cả,” ả ngắt lời. “Anh ta chỉ đăng ký vào học cái trường ngu xuẩn của các anh để có thể chơi craps trong các sòng bạc mà thôi. Anh ta biến mất có nghĩa là anh ta được tiền. Anh ta sẽ chơi đến khi nào tiền thắng bạc ấy đội nón ra đi.”
Cuối cùng, khoảng một tiếng trước, Lewis gọi lần thứ tư cho các khách sạn mà gã sinh viên kia thường lai vãng và được biết rằng có một Bobby Grady đã đặt phòng ở khách sạn New York-New York này đêm nay. Lewis liền đặt một phòng ở đây. Hệ thống nói rằng thằng nhỏ này luôn ở tầng 11 của tòa tháp Century, bởi nó cho rằng tòa tháp này đem đến “may mắn.” Lewis liền nhận phòng ở tòa tháp ấy. Đó là cách duy nhất để có được thẻ ra vào thang máy để lên các tầng trên.
Lewis nhìn đồng hồ rồi nghỉ chơi và gọi tổng đài của khách sạn.
“Ông Grady vừa mới gọi. Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ nhận phòng hơi muộn một chút,” cô trực tổng đài nói với Lewis.
“Muộn bao lâu?”
“Ông ấy không nói.”
“Có phải cô đã nói chuyện với hắn ta không?”
Cô trực tổng đài có vẻ khó chịu với câu hỏi của hắn. “Những điều tôi vừa nói là tất cả những gì đang hiện lên trên màn hình của tôi, thưa ngài.”
Lewis giấu đi sự bực bội, xụp hai vai xuống để giữ cho khỏi lộ, thong thả quay trở lại cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” kia.
Một bà già tóc trắng trong xe lăn đã đến ngồi trước một cái máy khác cạnh hắn. Bà ta đặt lên cái đùi gầy gò của mình 1 cái cốc nhựa đầy đồng 25 xu.
Bà già mỉm cười với hắn. “Chỗ này thật là tuyệt!”
Hắn không trả lời. Như thế, bà ta sẽ nhớ về hắn ít hơn. Hắn đang nhớ tới chuyến đi thăm cha đỡ đầu lần gần đây nhất, vào tháng 8, nơi tâm hồn hắn được yên tĩnh thoải mái hơn. Hắn đã cùng cha đỡ đầu uống nước cam trong một khu vườn xanh mượt. Những cây sồi mù sương chạy vòng bao quanh thảm cỏ rộng lớn. Tiếng va đập của đại dương gần đó hòa trộn với tiếng kêu của những chú nhạn biển chao lượn trong lúc hắn và cha đỡ đầu ngồi trên chiếc ghế băng bằng đá hơn chín trăm năm tuổi. Lúc đó, mọi thứ quanh hắn, khu rừng tư và những ngọn núi xanh, rồi căn nhà trải dài phía trên khu vườn đầy tượng điêu khắc, đều thật đẹp, xa xưa, thuần nhất.
“Thực ra, Robert Grady là một trong số vài người ta hy vọng anh sẽ gặp bên Mỹ,” cha đỡ đầu nói với Lewis như vậy, lần nào cũng thế, trao nhiệm vụ như thể một lời yêu cầu, nhờ vả.
Lewis nhớ lại vụ giết người gần đây nhất của hắn, ba tuần sau đấy, khi hắn bay tới Washington D.C., mua một chiếc xe và lái lên I-95 đến đại lộ Taconic, rồi khu đồi Berkshire và làng Becket, bang Massachusetts. Nơi đó hắn theo con đường đất đến ngôi nhà cô lập của một người làm xuồng kayak năm mươi chín tuổi. Hắn đột nhập qua chiếc cửa không khóa. Người dân ở đấy không sợ trộm. Hắn đã mổ bụng người đàn ông khi ông ta quay trở về một đêm thứ Sáu sau bài nhảy Savion Glover ở Jacob’s Pillow Dance Festival. Lewis đã đeo găng tay latex cho việc đó. Hắn cũng dùng tay trái khi tấn công để gạt các chuyên viên pháp y, thẩm định những góc độ của vụ tấn công.
Lewis là kẻ thuận tay phải, trừ lúc hắn giết người.
Sau đó, hắn vơ vét ngăn tủ đựng thuốc, lấy tiền trong ví của người đàn ông cùng vài món đồ ăn cổ bằng bạc. Hắn vứt hết những thứ đó vào hồ nước của bãi khai thác đá gần đó.
“CƯỚP CỦA LÀ ĐỘNG CƠ VỤ GIẾT NGƯỜI,” tờ báo địa phương Berkshire Eagle nhận định.
Giống như cha đỡ đầu của hắn đã nói: “Khả năng lừa gạt cũng đồng nghĩa với thành công. Tạo thông tin cũng chính là một trò lừa gạt. Hãy luôn làm cho người Mỹ đổ trách nhiệm lên những người khác cho những việc mà anh làm.”
“Trước 12h14 Robert Grady sẽ chu du sang thế giới bên kia,” Lewis đã hứa như vậy, nhẩm lại những lời mà ông cụ năm đời của hắn đã viết sau Thế chiến thứ nhất. Những từ hắn mà đi đâu hắn cũng mang theo, trong một cuốn sách quăn hết góc xuất bản năm 1927. “Bàn tay chúng ta vấy máu, nhưng chúng ta được cấp phép làm điều đó.”
Và bây giờ, cuối cùng hắn đã nhận mặt được Robert Grady.
Thằng nhỏ đi ngang qua cách hắn chỉ độ nửa mét, để đến khu tiếp tân. Nhìn lướt qua, Robert Grady chẳng khác những sinh viên đại học vô tư thoải mái khác. Áo sơ mi trắng cổ mở, hơi nhàu. Quần bò Levi’s màu phai. Mặc đồ Avias và một cái cặp đeo lưng hiệu Eastern Mountain quàng quanh vai phải. Khuôn mặt tàn nhang trẻ trung với một bộ râu màu nâu. Nó có đôi mắt màu xanh biếc của trẻ con.
Nhưng Lewis cũng thoáng thấy cái gì đó thô ráp đằng sau vẻ mềm mại. Đôi mắt không thực sự trong sáng mà gắn chặt bởi một cái gì đó vô hình. Lewis đã lớn lên quanh sự tuyệt vọng. Hắn hiểu thế nào là thiếu thốn, sợ hãi, ám ảnh, hay thèm muốn. Thằng nhỏ này bị ám ảnh bởi những linh cảm trong đầu. Bị lôi cuốn thành nô lệ cho những điều may rủi.
Lewis nhìn Bobby Grady quay lưng rời khỏi khu tiếp tân. Nhưng thay vì lên tầng, Grady lại đưa ba lô cho một tên trực cửa, chỉ về phía cầu thang máy và nhét cho nó một tờ tiền típ.
Có vẻ là Robert Grady muốn chơi bạc ngay bây giờ.
Lewis thở dài, nhét đồng đôla cuối cùng vào máy và để thằng nhỏ kia lướt qua, đi vào phía trong sòng bạc. Hắn ấn nút cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” lần cuối cùng và đứng dậy lặng lẽ đi theo.
Nhưng cái máy lại giật lên đùng đùng. Chuông kêu ầm ĩ, những cái vòng xe quay tít. Tất cả mọi người trong vài ba chục mét đổ lại cùng há hốc miệng nhìn Lewis. Bọn trực cửa. Du khách. Trẻ con. Một con điếm. Những máy quay an ninh trên trần nhà cũng sẽ ghi lại quang cảnh này. Khách trọ, rồi dân tình đang làm thủ tục nhận phòng đứng xếp hàng với đống hành lý của họ, đều vươn cổ lên nhìn. Cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” này được lập trình sẵn, trong những trường hợp cực kỳ hiếm hoi mà nó ra tiền thưởng lớn, sẽ kêu ầm ĩ như tiếng loa báo động máy bay địch ở một căn cứ quân sự. Tiếng ồn của nó gần như nuốt chửng tiếng nhạc rock & roll chát chúa khắp tầng sảnh.
Bling bling bling bling!!!
Bà già ngồi trên xe lăn há hốc ra vì kinh ngạc. “Lạy Chúa lòng lành! Nó vẫn chưa ngừng! Năm ngàn đô, và vẫn ….nữa…oa!
Robert Grady, không hề ngoái lại xem, đang rời đi ngày một xa hơn, về phía khu vực cá cược thể thao.
Một tiếng bụp và ánh đèn flash lóe lên. Một ai đó đã chụp ảnh người thắng bạc.
“Tôi làm cho Bản tin Khách sạn,” một cô gái cầm máy ảnh kêu lên, cười toe toét với Lewis trong lúc một người phục vụ khách sạn khác, một tay gốc Mễ mặc áo khoác đỏ gạch, tiến đến với một nụ cười rạng rỡ, trong tay cầm một cái bảng viết có lẽ chứa mấy cái mẫu đơn để điền cho IRS . Bạn không thể trừ tiền thua bạc khi điền mẫu trả thuế thu nhập ở Mỹ, nhưng bạn phải trả thuế nếu thắng. Đời có công bằng ư?
Chỉ trong nháy mắt, Lewis đã phản xạ như là theo bản năng. Nếu quay chậm lại, suy nghĩ trong đầu hắn lúc đấy là:
Không cần phải lo về bọn người đứng đây. Những bức ảnh cũng không nói lên được mình trông thực sự như thế nào. Không ai sẽ kết nối chuyện bây giờ với chuyện xảy ra với Robert Grady tối nay.
Một thứ dịch bệnh mà không làm ai ốm…
Lewis Stokes – hay đúng hơn chỉ là cái tên giả trên bằng lái xe bang Nevada của hắn – nhét thêm một đồng đôla nữa vào chiếc máy “Chiếc nón kỳ diệu ”(1) ở trong đại sảnh của khách sạn New York-New York, Las Vegas và cảm thấy tim hắn đập nhanh, nhưng không phải bởi cái trò chơi giật máy này. Hắn – từng là một đứa trẻ ăn xin, mẹ bị tử hình giữa chợ – đã nhận ra tên sinh viên hăm hai tuổi, chuyên khoa tiếng Anh của trường Đại học bang Nevada mà hắn phải bay hơn vạn cây số đến đây … để giết.
Thằng bé đó – tóc đen, luộm thuộm- đang đi len lỏi về phía hắn, qua những bàn chơi blackjack hướng về phía khu tiếp tân. Nó đang uống một thứ nước đỏ tươi trong cái cốc thủy tinh dài cả thước, có lẽ là Singapore Sling hay hỗn hợp rượu rum và nước quả. Thằng bé có vẻ đã ngà say, vô thức, và chỉ có một mình.
Thằng bé này phải bị giết chết trước 12:14 đêm nay
“Chứ không phải 1 phút sau đó,” cha đỡ đầu của hắn đã nói vậy khi người đưa cho hắn những giấy tờ thông hành giả được làm cực kỳ tinh xảo.
Lewis căng chân đứng lên, định đi theo. Nhưng hắn chợt nhận ra thằng bé kia quá cao để có thể là Robert Grady.
Nó trông giống Robert Grady mà thôi.
Lewis rủa thầm rồi lại tiếp tục rút một tờ đôla khác vào trong máy.
Bình thường, hắn là một tay tóc vàng điển trai. Lần này, hắn đóng giả thành một trung niên hói, tóc đen. Bình thường gầy ốm, giờ hắn có vẻ nặng nề và vụng về với cái túi bao quanh bụng và cặp kính gọng đen. Dáng người hắn lụp xụp và đi cà nhắc. Một vài người nhìn về hắn hẳn sẽ nghĩ rằng đó là một tên lập dị, với chiếc áo khoác thể thao loại rẻ tiền.
Chơi mấy cái máy nhét xu này giúp hắn có thể ngồi quan sát khu tiếp tân, hoàn toàn vô hình với những tay trực cửa, nhân viên và thám tử của khách sạn. Chỉ là một trong số hàng trăm kẻ đánh bạc mà thôi. Nhưng dưới lớp áo khoác của kẻ đánh bạc này là một khẩu súng lục Glock, chưa kể một con dao K-bar lưỡi răng cưa giắt sau lưng. Lewis giết người lần đầu tiên ở tuổi 12, trong một trường hợp tự vệ, ở trong một cái lều.
“Chiếc ...nón ...kỳ ...diệu,” vang lên những âm thanh loảng xoảng từ chiếc máy hắn đang ngồi, trong lúc chiếc vòng xoay phía trên và những chiếc đèn đổi màu liên tục nhấp nháy, và những con số tiền thưởng $800, $100, $20 liên tục xoay quanh những ô hình miếng bánh trên chiếc nón.
Hắn ghét Las Vegas, sự lộn xộn xô bồ hỗn loạn ở đây làm hắn nhớ đến cái trại tị nạn mà hắn đã lớn lên. Cái tầng trệt là khốn nạn kinh khủng nhất. Như thể Fellini đã thiết kế khu này vậy. Nó không khác một bệnh viện tâm thần với nhạc rock, trẻ con chạy đuổi nhau, máy chơi bạc kêu lanh lảnh, rồi những kẻ say cười ngả nghiêng. Không có cửa sổ ra thế giới bên ngoài. Không có gì khác để nhìn ngoài những khu đánh bạc làm điên rồ đầu óc, được trải ra như một mê cung với dòng người chật cứng vào ra không bao giờ dứt. Từ những cầu thang máy, dân tình đổ ra tầng trệt này như nước lũ, tràn ra ngoài rồi lại đâm đầu vào những nơi đánh bạc giải trí khác; nào là Riviera, Paris, Monte Carlo, rồi Gold Coast, chẳng có cái khách sạn nào trong số ấy giống như cái tên lãng mạn của chúng.
Quay lại điểm chính, vậy Robert Grady ở đâu?
“Biến nó như thể một vụ cướp của giết người nếu được,” cha đỡ đầu đã nói như vậy với Lewis. “Nhưng nếu đã 12h14 mà thằng bé đó vẫn đang đứng trong sảnh khách sạn, thì hãy bước tới mà bắn giữa mặt nó. Ta có thể tin rằng anh sẽ hy sinh bản thân nếu cần chứ, người bạn lâu năm và đặc biệt của tôi?”
“Điều gì sẽ xảy ra vào 12h15 nếu nó vẫn còn sống?”
“Nếu vậy, thế giới đáng tiếc rằng có lẽ sẽ không có gì thay đổi.”
“Tại sao giết một gã sinh viên đại học lại có thể làm khác biệt như thế?”
“Ta rất muốn nói cho anh vai trò của thằng nhỏ này. Anh xứng đáng được biết điều ấy. Nhưng nếu bọn Mỹ bắt được anh, và nếu chúng phát hiện ra được anh là ai, chúng sẽ tìm mọi cách để anh phải nói.”
Còn năm giờ và mười ba phút nữa.
Lewis đến Las Vegas 2 ngày trước đó. Quá thừa thời gian để thực hiện. Nhưng hắn không tìm ra được Robert Grady. Thằng nhỏ này không về nhà, không lên lớp. Hộp tin nhắn điện thoại của nó đã đầy và không nhận tin nhắn mới. Nó có biết gì về chuyện Lewis đến đây không? Mà nó là thằng của nợ nào? Bạn gái nó, khi Lewis gọi đến giả vờ là người của trường, đã nói rằng ả cũng chưa thấy mặt Grady cả một tuần nay.
“Anh ta đam mê cờ bạc đến bệnh hoạn, và tôi chẳng còn quan hệ gì với anh ta cả,” ả ngắt lời. “Anh ta chỉ đăng ký vào học cái trường ngu xuẩn của các anh để có thể chơi craps trong các sòng bạc mà thôi. Anh ta biến mất có nghĩa là anh ta được tiền. Anh ta sẽ chơi đến khi nào tiền thắng bạc ấy đội nón ra đi.”
Cuối cùng, khoảng một tiếng trước, Lewis gọi lần thứ tư cho các khách sạn mà gã sinh viên kia thường lai vãng và được biết rằng có một Bobby Grady đã đặt phòng ở khách sạn New York-New York này đêm nay. Lewis liền đặt một phòng ở đây. Hệ thống nói rằng thằng nhỏ này luôn ở tầng 11 của tòa tháp Century, bởi nó cho rằng tòa tháp này đem đến “may mắn.” Lewis liền nhận phòng ở tòa tháp ấy. Đó là cách duy nhất để có được thẻ ra vào thang máy để lên các tầng trên.
Lewis nhìn đồng hồ rồi nghỉ chơi và gọi tổng đài của khách sạn.
“Ông Grady vừa mới gọi. Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ nhận phòng hơi muộn một chút,” cô trực tổng đài nói với Lewis.
“Muộn bao lâu?”
“Ông ấy không nói.”
“Có phải cô đã nói chuyện với hắn ta không?”
Cô trực tổng đài có vẻ khó chịu với câu hỏi của hắn. “Những điều tôi vừa nói là tất cả những gì đang hiện lên trên màn hình của tôi, thưa ngài.”
Lewis giấu đi sự bực bội, xụp hai vai xuống để giữ cho khỏi lộ, thong thả quay trở lại cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” kia.
Một bà già tóc trắng trong xe lăn đã đến ngồi trước một cái máy khác cạnh hắn. Bà ta đặt lên cái đùi gầy gò của mình 1 cái cốc nhựa đầy đồng 25 xu.
Bà già mỉm cười với hắn. “Chỗ này thật là tuyệt!”
Hắn không trả lời. Như thế, bà ta sẽ nhớ về hắn ít hơn. Hắn đang nhớ tới chuyến đi thăm cha đỡ đầu lần gần đây nhất, vào tháng 8, nơi tâm hồn hắn được yên tĩnh thoải mái hơn. Hắn đã cùng cha đỡ đầu uống nước cam trong một khu vườn xanh mượt. Những cây sồi mù sương chạy vòng bao quanh thảm cỏ rộng lớn. Tiếng va đập của đại dương gần đó hòa trộn với tiếng kêu của những chú nhạn biển chao lượn trong lúc hắn và cha đỡ đầu ngồi trên chiếc ghế băng bằng đá hơn chín trăm năm tuổi. Lúc đó, mọi thứ quanh hắn, khu rừng tư và những ngọn núi xanh, rồi căn nhà trải dài phía trên khu vườn đầy tượng điêu khắc, đều thật đẹp, xa xưa, thuần nhất.
“Thực ra, Robert Grady là một trong số vài người ta hy vọng anh sẽ gặp bên Mỹ,” cha đỡ đầu nói với Lewis như vậy, lần nào cũng thế, trao nhiệm vụ như thể một lời yêu cầu, nhờ vả.
Lewis nhớ lại vụ giết người gần đây nhất của hắn, ba tuần sau đấy, khi hắn bay tới Washington D.C., mua một chiếc xe và lái lên I-95 đến đại lộ Taconic, rồi khu đồi Berkshire và làng Becket, bang Massachusetts. Nơi đó hắn theo con đường đất đến ngôi nhà cô lập của một người làm xuồng kayak năm mươi chín tuổi. Hắn đột nhập qua chiếc cửa không khóa. Người dân ở đấy không sợ trộm. Hắn đã mổ bụng người đàn ông khi ông ta quay trở về một đêm thứ Sáu sau bài nhảy Savion Glover ở Jacob’s Pillow Dance Festival. Lewis đã đeo găng tay latex cho việc đó. Hắn cũng dùng tay trái khi tấn công để gạt các chuyên viên pháp y, thẩm định những góc độ của vụ tấn công.
Lewis là kẻ thuận tay phải, trừ lúc hắn giết người.
Sau đó, hắn vơ vét ngăn tủ đựng thuốc, lấy tiền trong ví của người đàn ông cùng vài món đồ ăn cổ bằng bạc. Hắn vứt hết những thứ đó vào hồ nước của bãi khai thác đá gần đó.
“CƯỚP CỦA LÀ ĐỘNG CƠ VỤ GIẾT NGƯỜI,” tờ báo địa phương Berkshire Eagle nhận định.
Giống như cha đỡ đầu của hắn đã nói: “Khả năng lừa gạt cũng đồng nghĩa với thành công. Tạo thông tin cũng chính là một trò lừa gạt. Hãy luôn làm cho người Mỹ đổ trách nhiệm lên những người khác cho những việc mà anh làm.”
“Trước 12h14 Robert Grady sẽ chu du sang thế giới bên kia,” Lewis đã hứa như vậy, nhẩm lại những lời mà ông cụ năm đời của hắn đã viết sau Thế chiến thứ nhất. Những từ hắn mà đi đâu hắn cũng mang theo, trong một cuốn sách quăn hết góc xuất bản năm 1927. “Bàn tay chúng ta vấy máu, nhưng chúng ta được cấp phép làm điều đó.”
Và bây giờ, cuối cùng hắn đã nhận mặt được Robert Grady.
Thằng nhỏ đi ngang qua cách hắn chỉ độ nửa mét, để đến khu tiếp tân. Nhìn lướt qua, Robert Grady chẳng khác những sinh viên đại học vô tư thoải mái khác. Áo sơ mi trắng cổ mở, hơi nhàu. Quần bò Levi’s màu phai. Mặc đồ Avias và một cái cặp đeo lưng hiệu Eastern Mountain quàng quanh vai phải. Khuôn mặt tàn nhang trẻ trung với một bộ râu màu nâu. Nó có đôi mắt màu xanh biếc của trẻ con.
Nhưng Lewis cũng thoáng thấy cái gì đó thô ráp đằng sau vẻ mềm mại. Đôi mắt không thực sự trong sáng mà gắn chặt bởi một cái gì đó vô hình. Lewis đã lớn lên quanh sự tuyệt vọng. Hắn hiểu thế nào là thiếu thốn, sợ hãi, ám ảnh, hay thèm muốn. Thằng nhỏ này bị ám ảnh bởi những linh cảm trong đầu. Bị lôi cuốn thành nô lệ cho những điều may rủi.
Lewis nhìn Bobby Grady quay lưng rời khỏi khu tiếp tân. Nhưng thay vì lên tầng, Grady lại đưa ba lô cho một tên trực cửa, chỉ về phía cầu thang máy và nhét cho nó một tờ tiền típ.
Có vẻ là Robert Grady muốn chơi bạc ngay bây giờ.
Lewis thở dài, nhét đồng đôla cuối cùng vào máy và để thằng nhỏ kia lướt qua, đi vào phía trong sòng bạc. Hắn ấn nút cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” lần cuối cùng và đứng dậy lặng lẽ đi theo.
Nhưng cái máy lại giật lên đùng đùng. Chuông kêu ầm ĩ, những cái vòng xe quay tít. Tất cả mọi người trong vài ba chục mét đổ lại cùng há hốc miệng nhìn Lewis. Bọn trực cửa. Du khách. Trẻ con. Một con điếm. Những máy quay an ninh trên trần nhà cũng sẽ ghi lại quang cảnh này. Khách trọ, rồi dân tình đang làm thủ tục nhận phòng đứng xếp hàng với đống hành lý của họ, đều vươn cổ lên nhìn. Cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” này được lập trình sẵn, trong những trường hợp cực kỳ hiếm hoi mà nó ra tiền thưởng lớn, sẽ kêu ầm ĩ như tiếng loa báo động máy bay địch ở một căn cứ quân sự. Tiếng ồn của nó gần như nuốt chửng tiếng nhạc rock & roll chát chúa khắp tầng sảnh.
Bling bling bling bling!!!
Bà già ngồi trên xe lăn há hốc ra vì kinh ngạc. “Lạy Chúa lòng lành! Nó vẫn chưa ngừng! Năm ngàn đô, và vẫn ….nữa…oa!
Robert Grady, không hề ngoái lại xem, đang rời đi ngày một xa hơn, về phía khu vực cá cược thể thao.
Một tiếng bụp và ánh đèn flash lóe lên. Một ai đó đã chụp ảnh người thắng bạc.
“Tôi làm cho Bản tin Khách sạn,” một cô gái cầm máy ảnh kêu lên, cười toe toét với Lewis trong lúc một người phục vụ khách sạn khác, một tay gốc Mễ mặc áo khoác đỏ gạch, tiến đến với một nụ cười rạng rỡ, trong tay cầm một cái bảng viết có lẽ chứa mấy cái mẫu đơn để điền cho IRS . Bạn không thể trừ tiền thua bạc khi điền mẫu trả thuế thu nhập ở Mỹ, nhưng bạn phải trả thuế nếu thắng. Đời có công bằng ư?
Chỉ trong nháy mắt, Lewis đã phản xạ như là theo bản năng. Nếu quay chậm lại, suy nghĩ trong đầu hắn lúc đấy là:
Không cần phải lo về bọn người đứng đây. Những bức ảnh cũng không nói lên được mình trông thực sự như thế nào. Không ai sẽ kết nối chuyện bây giờ với chuyện xảy ra với Robert Grady tối nay.
Chương I (phần II)
Ngày 27 tháng Mười, 6 giờ trước khi bệnh dịch bùng nổ
Dịch: lostintranslation
Biên tập: chưa có
Nguồn: www.tangthuvien.com
Ngày 27 tháng Mười, 6 giờ trước khi bệnh dịch bùng nổ
Dịch: lostintranslation
Biên tập: chưa có
Nguồn: www.tangthuvien.com
Hắn quay về phía bà già ngồi xe lăn lúc chiếc máy vẫn đang kêu réo, những con số và những số không tiếp tục nhảy, mười chín, rồi hai mươi…
“Tôi trễ chuyến bay mất!” Hắn nói gấp gáp với giọng miền nam của Lewis Stokes. Hắn đã được huấn luyện ở Áo, Bahrain, Tunisia.
Bà già há hốc miệng nhìn hắn. Hắn đang nói điều bà không hề nghĩ tới.
“Con vợ tôi không biết tôi đang ở Vegas,” hắn nói. “Tôi đến đây với cô bạn thân nhất của cô ta. Nếu tôi trễ chuyến bay này, tôi sẽ toi mất!”
Bà già mắt mở to vì kinh ngạc. Ra vậy, hiểu rồi. Có lẽ mười năm bà cũng không bị sốc và buồn cười với vụ xảy ra trong vòng một phút này, sẽ có chuyện để kể cho hội mấy bà già đan len ở Houston đây.
“Thật không thể tin được,” hắn nói tiếp. “Tôi đã mất gần hết tiền ở Circus Circus còn bây giờ thì…Bà lấy số tiền này đi nhé.”
“Cái gì hả?”
Bà già ngồi xe lăn ấy há miệng to đến mức bạn có thể nhét vào đấy cả cái máy đánh bạc nhét xu kia. Lewis đẩy đám đông đi ra, lờ đi những tiếng chụp ảnh của khách du lịch. Cô gái phụ trách bản tin đã lại gần cố chụp lấy một bức chân dung. Những chiếc máy quay theo dõi tất nhiên đang theo sát sao nhất cử nhất động của hắn. Hắn lướt mắt nhìn khu trò chơi và đi khập khiễng về phía lối đi rải sỏi khu nhà hàng, về phía khu cá độ thể thao, vội vàng bởi Bobby đã biến mất!
Hắn nghe những tiếng kêu sửng sốt phía sau, “Ông ấy bỏ đi mà không lấy tiền!”
“Ông ấy nói bà già kia có thể lấy số tiền đó!”
“Tại sao là bà ta? Tại sao không cho tôi?”
Nhưng không ai đi theo hắn. Tất cả như bị gắn chặt vào cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” kia, chăm chú xem ai sẽ là người nhận tiền thắng bạc. Hắn đi nhanh hơn, đẩy một người đàn ông to béo sang một bên và nhìn thấy thằng bé của mình đang đứng ở khu cá độ, dán mắt vào màn hình đang hiện kết quả những cuộc đua ngựa ngày hôm nay ở Aqueduct.
Robert Grady rời mắt khỏi màn hình và đi ra ngoài. Rõ ràng nó định kiếm một sòng bạc khác.
Stokes đút tay vào túi và đi theo, dọc theo đại lộ Las Vegas, nơi xếp hàng các khách sạn sòng bạc nổi tiếng cùng với dòng người không bao giờ dứt. Sau lưng hai người là khung cảnh khu Man-hattan giả tạo của New York-New York với tượng nữ thần tự do thu nhỏ. Những tòa tháp đen với hình dáng nhà chọc trời nhấp nhô một cách kệch cỡm vào bầu trời sa mạc màu lam. Những toa xe roller coaster màu vàng của khách sạn không ngừng gầm gào xoắn lượn, chở những hành khách đang kêu thét bởi sợ hãi và kích thích.
Ta cần phải thay đổi diện mạo nhưng không được để mất bóng thằng nhỏ.
Trời chạng vạng tối và những bóng đèn neon từ từ được bật sáng. Xa xa, phía sau I-15 lúc nào cũng tắc nghẽn là những ngọn núi mờ ảo màu tím. Ánh sáng của thành phố át đi những ngôi sao mới mọc. Không khí quá khô đến mức ở 37-38 độ C, Lewis không hề toát mồ hôi. Cũng có thể là mồ hôi của hắn đã khô trước khi hắn có thể nhận thấy. Hắn thích thú với cái nóng. Cách xa khỏi những khách sạn sặc sỡ chòi lòa, những công trình xây dựng, là sa mạc vô tận. Hắn đã từng sống mấy năm liền trong các sa mạc, nhưng sa mạc ở đây có vẻ khác biệt, đất bề mặt cứng hơn, cát không trắng xóa, và chen vào đó là những cây xương rồng đại thụ và những tảng đá rắn chắc. Nhưng nó sạch sẽ như bất cứ sa mạc nào, bởi sự nhào nặn tinh chế từ cái nắng nóng ban ngày và cái lạnh giá ban đêm của tự nhiên. Sa mạc này là nơi thử thách khả năng của con người, của sự may mắn, một nơi mà những kẻ thiếu kỹ năng sinh tồn sẽ biến đi như thể chúng chưa từng tồn tại.
Lewis gắng quên đi mùi hôi thối từ những người đi bộ và đường nhựa, mùi hot dog, nước hoa, khói từ ống xả xe buýt. Hắn hoàn toàn hòa trộn vào trong dòng người tấp nập.
Bởi vì, như ông cụ năm đời của hắn đã từng viết một cách khoa trương từ hồi Thế chiến thứ nhất, “Với những người lạ mặt, nếu ta không xử sự giống như họ, thì ít nhất ta cũng có thể che dấu bản thân mình, để đi cùng họ mà không tạo chuyện xích mích gì.”
Cuốn sách ấy, món quà từ người cha đỡ đầu, đã đem lại cho hắn mục đích sống. Cuốn sách an ủi hắn mỗi khi hắn cô đơn.
“Chúng ta sống cho ngày hôm nay và chết cũng vì nó,” ông cụ năm đời của hắn, hiểu rõ cái bí mật của cuộc sống, đã viết như vậy.
Bobby Grady đi thong thả vào cái sòng bạc đầu tiên mang tên Monte Carlo. Nó đổi tiền lấy chíp đánh bạc ở bàn chơi bài blackjack. Nó chơi được blackjack ở ngay bài đầu tiên.
Lewis nhân cơ hội này lẩn vào phòng vệ sinh nam. Hắn đã định thay đổi diện mạo sau đấy nhưng vụ thắng to trò “Chiếc nón kỳ diệu” làm hắn phải cảnh giác. Chuyện người thắng 20 ngàn đô bỏ đi không lĩnh thưởng có khi lên báo lên TV chứ chẳng chơi! Hắn tưởng tượng cảnh du khách đang cung cấp cho đài truyền hình những bức ảnh về hắn, để chuẩn bị cho buổi phát sóng tối nay.
“Các bạn có từng nhìn thấy người đàn ông này chứ?”
Hắn tìm một cái vách ngăn trống, tim đập mạnh. Hắn đang đánh cuộc với bản thân rằng Robert Grady sẽ còn ngồi ở cái bàn blackjack đó thêm vài phút nữa. Lewis tự buộc phải làm chậm lại để tránh lộ ra điều gì sai sót. Miếng tóc trên đầu được tháo ra, nháy mắt hóa hắn từ đầu hói tóc nâu sang một tên tóc vàng ươm.
Vãi thật, có bao nhiêu mớ tóc giả có được những điểm hói trên đầu chứ? Không nhiều đâu, hắn nghĩ.
Cái áo khoác màu xanh quê mùa đang mặc được cởi ra, rồi sơmi, cà vạt cũng ra đi, hiện ra một cái áo đan màu trắng. Cái ruột bong bóng để làm to bụng, rồi rất nhanh, cái kính gọng đen cũng được tháo ra. Mắt của hắn thực chất là 20/20. Hắn thẳng người, cao lên hơn trước đến 5cm. Không còn dáng đi khập khiễng. Cái má giả bằng cao su, rồi ria mép cũng không còn nữa.
Từ trong túi bên hông hắn lấy ra một cái túi ba lô mỏng manh nhưng cực kỳ bền chắc. Những đồ không dùng nữa được cho vào đây. Cái quần, rồi giày cao su tiếc là vẫn như cũ. Thay đổi nhanh cũng có những giới hạn của nó.
Khẩu súng lục 9mm Glock giờ đây nằm ở dưới áo sơmi, kẹp ở sau lưng.
Chưa đầy 3 phút sau khi vị khách du lịch hói đầu chừng 40 tuổi chui vào vòng vệ sinh, một trung niên đẹp trai khỏe khắn, da ngăm mắt xanh như đại dương – con người thật của Lewis- xuất hiện và đi vào sòng bạc. Lúc này Robert Grady đã đứng dậy khỏi bàn blackjack, nhặt mấy đồng chip chơi bạc rồi bỏ đi.
Hắn lại đi theo Bobby ra ngoài lần nữa, chậm lại bằng với tốc độ thằng bé và quẳng túi ba lô vào một thùng rác. Hắn đã thấy một tên móc rác-loại vô gia cư của Vegas—chạy ngay sang để lấy cái túi ấy, và có lẽ sẽ bán mấy thứ đồ trong đấy đi.
Ta vẫn chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra sau 12h14.
Đã Mười giờ năm mươi chín rồi.
Bobby Grady vẫn đang dạo bước.
Thật không thể tin được. Thằng nhỏ này không biết mệt hay sao? Nó đã đi ra đi vào các sòng bạc hàng tiếng đồng hồ, mất hàng nghìn đô chơi bài blackjack, xúc sắc, rồi baccarat, cá độ. Nó vừa chui vào sòng bạc “Palace Station” và khách sạn New Frontier.
Làm thế nào mà một thằng sinh viên có nhiều tiền như vậy?
Thằng bé như đang hành động một cách vô thức. Hết đánh bạc là đi. Rồi lại đánh, lại đi. Giữa những lần thua bạc ấy, nó thậm chí còn dừng lại xem mấy vụ biểu diễn ngoài trời ở các khách sạn. Ở Venetian, thằng bé ngồi một lúc lâu xem “gondolier” khăn quàng đỏ đẩy thuyền và hát cho khách du lịch quanh cái hệ thống kênh nước lố bịch bắt chước theo Venice nước Ý.
Lại nước, Lewis nghĩ, khi theo Grady đi qua những vòi phun nước đang múa theo nhạc vào sòng bạc Bellagio. Những vòi phun nước ấy đang uốn éo múa theo điệu nhạc “The Star Spangled Banner.” Thật là buồn cười. Ở cái thành phố sa mạc được dựng lên để dân tình đến tiêu hoang này, cái thu hút người ta nhất, cái tuyệt nhất trong các show diễn đơn giản lại là nước.
Mười một giờ mười.
Còn một tiếng và bốn phút nữa.
Robert Grady dạo quanh cái vườn hoa nhiệt đới đẫm sương của khách sạn. Nó dừng lại nhìn một cách ngu ngốc vào con đại bàng máy to tướng ở trong vườn – biểu tượng của yêu nước của người Mỹ, đang gật gật cái đầu khiến Lewis liên tưởng đến những con khủng long rôbốt trong những bộ phim thời những năm 1950. Những phim Mỹ xưa cũ ấy, hắn đã xem hồi còn ở trại tị nạn, lúc hắn chỉ là một đứa trẻ.
Hượm nào. Grady đang đi về phía WC nam.
Lewis đi theo.
Tay hắn với về phía sau, cảm thấy con dao sau lưng.
Nhưng hắn nghe thấy có tiếng cười lớn trong đó, và khi đẩy cửa vào, hắn thấy sáu bảy đứa to con lực lưỡng- trông kiểu tóc và hình dạng thì giống cảnh sát – đang ở bồn rửa tay. Bọn này đeo thẻ tên trên áo.
Chắc đang ở đây dự hội nghị nào đấy.
“Anh gia nhập FBI lúc nào vậy?” một người trong nhóm hỏi bạn.
Không thể tin được!
Mười một giờ hai tư, Bobby mới ra khỏi toilet, tay xoa quanh rốn như thể đang bị đau bụng.
Mười một giờ ba mươi.
Nếu có phải khử nó giữa nơi công cộng, ta cũng làm.
Robert Grady rẽ rồi lại đẩy cửa ra khỏi sòng bạc, đi về phía nam – hướng về khách sạn New York-New York, vượt qua mấy hàng pizza và bánh kẹp phục phụ loại du khách nghèo, và dẫm lên hàng trăm tờ giấy mời chào dịch vụ gái gọi, do đám dân lao động bất hợp pháp người Mễ phân phát – rơi vãi khắp nơi trên vỉa hè.
Tới lại New York-New York rồi.
Lewis đi theo thằng bé vào khách sạn. Đại sảnh vọng lại tiếng nhạc rock, nhạc Ailen. Robert lục ví tìm thẻ phòng. Thẻ phòng này cũng dùng để cấp phép vào thang máy.
Hắn đi vào thang máy theo thằng bé. Chỉ có hai người. Hắn có thể nghe thấy thằng bé đang xoa bụng.
Bobby nhún vai về phía hắn hỏi, “Đêm nay, vận may của anh thế nào?”
“Khá lắm,” Lewis đáp với giọng miền nam. “Còn anh?”
“Ừm, vận may rồi cũng có lúc thay đổi chứ, phải không?”
Lewis thoát ra khỏi thang máy trước nửa bước ở tầng thứ 11 để khỏi làm thằng bé nghi ngờ. Cả hai rẽ vào hành lang bên trái. Không có ai khác ở ngoài này. Một vài phòng có khay đĩa bẩn ngoài cửa. Điều hòa ở đây được để ở mức lạnh tối đa, có lẽ để khách không ngủ được, Lewis nghĩ.
“Chúc anh may mắn ngày mai,” thằng bé nói phía sau lưng hắn, tay nhét thẻ vào khe đọc ở cửa phòng.
Tất cả những gì sau đấy đều đơn giản, như một việc làm thường ngày.
Tay của Lewis vung lên nhanh gọn. Hắn tấn công thằng bé từ phía sau, tay phải bịt miệng Grady, đẩy nó vào trong phòng. Tay trái đâm dao khoét vào giữa xương lồng ngực thứ ba và thứ tư. Cái hành động ấy, hắn đã làm đến cả nghìn lần trong suốt mấy năm qua, với túi cát, với hình nộm, với tù nhân, với những người mà cha đỡ đầu nhắm tới.
Chỉ vài giây trôi qua. Hắn đóng cửa. Robert Grady nằm úp mặt xuống thảm về phía phòng tắm, trong lúc máu loang ra áo sơ mi. Giờ nó chỉ là một cái xác không hồn. Nó thậm chí chẳng hề chống cự. Hệ thống điều hòa sẽ cản cái mùi chết chóc tỏa ngay ra hành lang để gây chú ý cho đứa hầu phòng nào đó, dù cái biển “ĐỀ NGHỊ KHÔNG LÀM PHIỀN” đã được treo trước cửa. TV vẫn đang bật, cánh cửa sổ được mở tối đa - khoảng một phân. Các cửa sổ khách sạn ở Vegas chỉ mở được có vậy, có lẽ để mấy đứa thua bạc không vì chán đời mà tự tử, Lewis nghĩ.
Đến lúc đeo găng tay làm chứng cứ giả rồi!
Lewis lấy ví và tập tiền 100 đô bên trong. Hắn lấy trong túi quần một túi Ziploc nhỏ. Bên trong là một cái khuyên tai bằng vàng, một món quà hắn tìm được cạnh một cái máy đánh bạc. Một ít máu khô của phụ nữ đã làm đổi màu cái khuyên tai. Hắn để cái khuyên tai rơi xuống thảm.
Hắn mở tiếp một bình nước hoa rẻ tiền và cố ý làm đổ nó ra sàn. Như thế cái mùi nước hoa sẽ bị giữ lại trong thảm, kể cả sau khi hắn cho bình hoa lại vào túi.
Rồi hắn tạo tiếp hai dấu hằn của mông ở trên giường, như thế trước đó đã có hai người ngồi cạnh nhau trên đó. Bọn điều tra sẽ cho rằng Robert đứng lên rời khỏi giường, và bị tấn công từ phía sau khi đang đi ra phòng tắm.
Cuối cùng, Lewis cầm dao đâm loạn xạ, tất nhiên với cái tay trái, vào lưng, cổ, đầu cái xác. Như thế, cái đâm giết người ban đầu sẽ được cho là một trong vài cú đâm mà thôi.
Lewis Stokes- kẻ sáng hôm sau đã trở thành Clayton Cox – nhất định rằng một ngày nào đó, hắn cũng sẽ viết hồi ký như ông cụ năm đời của hắn. Có lẽ hắn sẽ nghĩ về chuyện này trong vài tuần tới, khi hắn được lệnh tới Washinton, giám sát một vài người trong Lầu Năm Góc và chờ chỉ đạo từ con người đã thay đổi đời hắn.
Dối trá là chìa khóa của thành công.
Trên bàn con cạnh giường, đồng hồ điện tử vừa hiện 12:14 AM.
Không hiểu, chuyện gì sẽ xảy ra 1 phút sau đấy nhỉ?
Đã đến lúc ra khỏi đây, rời Vegas. Cha đỡ đầu đã vạch sẵn một đường rút lui êm thấm.
Cũng như ông cụ năm đời của Lewis đã viết về những bí mật của mình, cho lịch sử, các chính phủ, cho học giả, “Cái giá treo trên đầu chúng tôi nói lên rằng kẻ thù đã chuẩn bị sẵn những tra tấn khủng khiếp cho ngày chúng tôi sa lưới.”
“Tôi trễ chuyến bay mất!” Hắn nói gấp gáp với giọng miền nam của Lewis Stokes. Hắn đã được huấn luyện ở Áo, Bahrain, Tunisia.
Bà già há hốc miệng nhìn hắn. Hắn đang nói điều bà không hề nghĩ tới.
“Con vợ tôi không biết tôi đang ở Vegas,” hắn nói. “Tôi đến đây với cô bạn thân nhất của cô ta. Nếu tôi trễ chuyến bay này, tôi sẽ toi mất!”
Bà già mắt mở to vì kinh ngạc. Ra vậy, hiểu rồi. Có lẽ mười năm bà cũng không bị sốc và buồn cười với vụ xảy ra trong vòng một phút này, sẽ có chuyện để kể cho hội mấy bà già đan len ở Houston đây.
“Thật không thể tin được,” hắn nói tiếp. “Tôi đã mất gần hết tiền ở Circus Circus còn bây giờ thì…Bà lấy số tiền này đi nhé.”
“Cái gì hả?”
Bà già ngồi xe lăn ấy há miệng to đến mức bạn có thể nhét vào đấy cả cái máy đánh bạc nhét xu kia. Lewis đẩy đám đông đi ra, lờ đi những tiếng chụp ảnh của khách du lịch. Cô gái phụ trách bản tin đã lại gần cố chụp lấy một bức chân dung. Những chiếc máy quay theo dõi tất nhiên đang theo sát sao nhất cử nhất động của hắn. Hắn lướt mắt nhìn khu trò chơi và đi khập khiễng về phía lối đi rải sỏi khu nhà hàng, về phía khu cá độ thể thao, vội vàng bởi Bobby đã biến mất!
Hắn nghe những tiếng kêu sửng sốt phía sau, “Ông ấy bỏ đi mà không lấy tiền!”
“Ông ấy nói bà già kia có thể lấy số tiền đó!”
“Tại sao là bà ta? Tại sao không cho tôi?”
Nhưng không ai đi theo hắn. Tất cả như bị gắn chặt vào cái máy “Chiếc nón kỳ diệu” kia, chăm chú xem ai sẽ là người nhận tiền thắng bạc. Hắn đi nhanh hơn, đẩy một người đàn ông to béo sang một bên và nhìn thấy thằng bé của mình đang đứng ở khu cá độ, dán mắt vào màn hình đang hiện kết quả những cuộc đua ngựa ngày hôm nay ở Aqueduct.
Robert Grady rời mắt khỏi màn hình và đi ra ngoài. Rõ ràng nó định kiếm một sòng bạc khác.
Stokes đút tay vào túi và đi theo, dọc theo đại lộ Las Vegas, nơi xếp hàng các khách sạn sòng bạc nổi tiếng cùng với dòng người không bao giờ dứt. Sau lưng hai người là khung cảnh khu Man-hattan giả tạo của New York-New York với tượng nữ thần tự do thu nhỏ. Những tòa tháp đen với hình dáng nhà chọc trời nhấp nhô một cách kệch cỡm vào bầu trời sa mạc màu lam. Những toa xe roller coaster màu vàng của khách sạn không ngừng gầm gào xoắn lượn, chở những hành khách đang kêu thét bởi sợ hãi và kích thích.
Ta cần phải thay đổi diện mạo nhưng không được để mất bóng thằng nhỏ.
Trời chạng vạng tối và những bóng đèn neon từ từ được bật sáng. Xa xa, phía sau I-15 lúc nào cũng tắc nghẽn là những ngọn núi mờ ảo màu tím. Ánh sáng của thành phố át đi những ngôi sao mới mọc. Không khí quá khô đến mức ở 37-38 độ C, Lewis không hề toát mồ hôi. Cũng có thể là mồ hôi của hắn đã khô trước khi hắn có thể nhận thấy. Hắn thích thú với cái nóng. Cách xa khỏi những khách sạn sặc sỡ chòi lòa, những công trình xây dựng, là sa mạc vô tận. Hắn đã từng sống mấy năm liền trong các sa mạc, nhưng sa mạc ở đây có vẻ khác biệt, đất bề mặt cứng hơn, cát không trắng xóa, và chen vào đó là những cây xương rồng đại thụ và những tảng đá rắn chắc. Nhưng nó sạch sẽ như bất cứ sa mạc nào, bởi sự nhào nặn tinh chế từ cái nắng nóng ban ngày và cái lạnh giá ban đêm của tự nhiên. Sa mạc này là nơi thử thách khả năng của con người, của sự may mắn, một nơi mà những kẻ thiếu kỹ năng sinh tồn sẽ biến đi như thể chúng chưa từng tồn tại.
Lewis gắng quên đi mùi hôi thối từ những người đi bộ và đường nhựa, mùi hot dog, nước hoa, khói từ ống xả xe buýt. Hắn hoàn toàn hòa trộn vào trong dòng người tấp nập.
Bởi vì, như ông cụ năm đời của hắn đã từng viết một cách khoa trương từ hồi Thế chiến thứ nhất, “Với những người lạ mặt, nếu ta không xử sự giống như họ, thì ít nhất ta cũng có thể che dấu bản thân mình, để đi cùng họ mà không tạo chuyện xích mích gì.”
Cuốn sách ấy, món quà từ người cha đỡ đầu, đã đem lại cho hắn mục đích sống. Cuốn sách an ủi hắn mỗi khi hắn cô đơn.
“Chúng ta sống cho ngày hôm nay và chết cũng vì nó,” ông cụ năm đời của hắn, hiểu rõ cái bí mật của cuộc sống, đã viết như vậy.
*
* *
* *
Bobby Grady đi thong thả vào cái sòng bạc đầu tiên mang tên Monte Carlo. Nó đổi tiền lấy chíp đánh bạc ở bàn chơi bài blackjack. Nó chơi được blackjack ở ngay bài đầu tiên.
Lewis nhân cơ hội này lẩn vào phòng vệ sinh nam. Hắn đã định thay đổi diện mạo sau đấy nhưng vụ thắng to trò “Chiếc nón kỳ diệu” làm hắn phải cảnh giác. Chuyện người thắng 20 ngàn đô bỏ đi không lĩnh thưởng có khi lên báo lên TV chứ chẳng chơi! Hắn tưởng tượng cảnh du khách đang cung cấp cho đài truyền hình những bức ảnh về hắn, để chuẩn bị cho buổi phát sóng tối nay.
“Các bạn có từng nhìn thấy người đàn ông này chứ?”
Hắn tìm một cái vách ngăn trống, tim đập mạnh. Hắn đang đánh cuộc với bản thân rằng Robert Grady sẽ còn ngồi ở cái bàn blackjack đó thêm vài phút nữa. Lewis tự buộc phải làm chậm lại để tránh lộ ra điều gì sai sót. Miếng tóc trên đầu được tháo ra, nháy mắt hóa hắn từ đầu hói tóc nâu sang một tên tóc vàng ươm.
Vãi thật, có bao nhiêu mớ tóc giả có được những điểm hói trên đầu chứ? Không nhiều đâu, hắn nghĩ.
Cái áo khoác màu xanh quê mùa đang mặc được cởi ra, rồi sơmi, cà vạt cũng ra đi, hiện ra một cái áo đan màu trắng. Cái ruột bong bóng để làm to bụng, rồi rất nhanh, cái kính gọng đen cũng được tháo ra. Mắt của hắn thực chất là 20/20. Hắn thẳng người, cao lên hơn trước đến 5cm. Không còn dáng đi khập khiễng. Cái má giả bằng cao su, rồi ria mép cũng không còn nữa.
Từ trong túi bên hông hắn lấy ra một cái túi ba lô mỏng manh nhưng cực kỳ bền chắc. Những đồ không dùng nữa được cho vào đây. Cái quần, rồi giày cao su tiếc là vẫn như cũ. Thay đổi nhanh cũng có những giới hạn của nó.
Khẩu súng lục 9mm Glock giờ đây nằm ở dưới áo sơmi, kẹp ở sau lưng.
Chưa đầy 3 phút sau khi vị khách du lịch hói đầu chừng 40 tuổi chui vào vòng vệ sinh, một trung niên đẹp trai khỏe khắn, da ngăm mắt xanh như đại dương – con người thật của Lewis- xuất hiện và đi vào sòng bạc. Lúc này Robert Grady đã đứng dậy khỏi bàn blackjack, nhặt mấy đồng chip chơi bạc rồi bỏ đi.
Hắn lại đi theo Bobby ra ngoài lần nữa, chậm lại bằng với tốc độ thằng bé và quẳng túi ba lô vào một thùng rác. Hắn đã thấy một tên móc rác-loại vô gia cư của Vegas—chạy ngay sang để lấy cái túi ấy, và có lẽ sẽ bán mấy thứ đồ trong đấy đi.
Ta vẫn chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra sau 12h14.
Đã Mười giờ năm mươi chín rồi.
Bobby Grady vẫn đang dạo bước.
Thật không thể tin được. Thằng nhỏ này không biết mệt hay sao? Nó đã đi ra đi vào các sòng bạc hàng tiếng đồng hồ, mất hàng nghìn đô chơi bài blackjack, xúc sắc, rồi baccarat, cá độ. Nó vừa chui vào sòng bạc “Palace Station” và khách sạn New Frontier.
Làm thế nào mà một thằng sinh viên có nhiều tiền như vậy?
Thằng bé như đang hành động một cách vô thức. Hết đánh bạc là đi. Rồi lại đánh, lại đi. Giữa những lần thua bạc ấy, nó thậm chí còn dừng lại xem mấy vụ biểu diễn ngoài trời ở các khách sạn. Ở Venetian, thằng bé ngồi một lúc lâu xem “gondolier” khăn quàng đỏ đẩy thuyền và hát cho khách du lịch quanh cái hệ thống kênh nước lố bịch bắt chước theo Venice nước Ý.
Lại nước, Lewis nghĩ, khi theo Grady đi qua những vòi phun nước đang múa theo nhạc vào sòng bạc Bellagio. Những vòi phun nước ấy đang uốn éo múa theo điệu nhạc “The Star Spangled Banner.” Thật là buồn cười. Ở cái thành phố sa mạc được dựng lên để dân tình đến tiêu hoang này, cái thu hút người ta nhất, cái tuyệt nhất trong các show diễn đơn giản lại là nước.
Mười một giờ mười.
Còn một tiếng và bốn phút nữa.
Robert Grady dạo quanh cái vườn hoa nhiệt đới đẫm sương của khách sạn. Nó dừng lại nhìn một cách ngu ngốc vào con đại bàng máy to tướng ở trong vườn – biểu tượng của yêu nước của người Mỹ, đang gật gật cái đầu khiến Lewis liên tưởng đến những con khủng long rôbốt trong những bộ phim thời những năm 1950. Những phim Mỹ xưa cũ ấy, hắn đã xem hồi còn ở trại tị nạn, lúc hắn chỉ là một đứa trẻ.
Hượm nào. Grady đang đi về phía WC nam.
Lewis đi theo.
Tay hắn với về phía sau, cảm thấy con dao sau lưng.
Nhưng hắn nghe thấy có tiếng cười lớn trong đó, và khi đẩy cửa vào, hắn thấy sáu bảy đứa to con lực lưỡng- trông kiểu tóc và hình dạng thì giống cảnh sát – đang ở bồn rửa tay. Bọn này đeo thẻ tên trên áo.
Chắc đang ở đây dự hội nghị nào đấy.
“Anh gia nhập FBI lúc nào vậy?” một người trong nhóm hỏi bạn.
Không thể tin được!
Mười một giờ hai tư, Bobby mới ra khỏi toilet, tay xoa quanh rốn như thể đang bị đau bụng.
Mười một giờ ba mươi.
Nếu có phải khử nó giữa nơi công cộng, ta cũng làm.
Robert Grady rẽ rồi lại đẩy cửa ra khỏi sòng bạc, đi về phía nam – hướng về khách sạn New York-New York, vượt qua mấy hàng pizza và bánh kẹp phục phụ loại du khách nghèo, và dẫm lên hàng trăm tờ giấy mời chào dịch vụ gái gọi, do đám dân lao động bất hợp pháp người Mễ phân phát – rơi vãi khắp nơi trên vỉa hè.
Tới lại New York-New York rồi.
Lewis đi theo thằng bé vào khách sạn. Đại sảnh vọng lại tiếng nhạc rock, nhạc Ailen. Robert lục ví tìm thẻ phòng. Thẻ phòng này cũng dùng để cấp phép vào thang máy.
Hắn đi vào thang máy theo thằng bé. Chỉ có hai người. Hắn có thể nghe thấy thằng bé đang xoa bụng.
Bobby nhún vai về phía hắn hỏi, “Đêm nay, vận may của anh thế nào?”
“Khá lắm,” Lewis đáp với giọng miền nam. “Còn anh?”
“Ừm, vận may rồi cũng có lúc thay đổi chứ, phải không?”
Lewis thoát ra khỏi thang máy trước nửa bước ở tầng thứ 11 để khỏi làm thằng bé nghi ngờ. Cả hai rẽ vào hành lang bên trái. Không có ai khác ở ngoài này. Một vài phòng có khay đĩa bẩn ngoài cửa. Điều hòa ở đây được để ở mức lạnh tối đa, có lẽ để khách không ngủ được, Lewis nghĩ.
“Chúc anh may mắn ngày mai,” thằng bé nói phía sau lưng hắn, tay nhét thẻ vào khe đọc ở cửa phòng.
Tất cả những gì sau đấy đều đơn giản, như một việc làm thường ngày.
Tay của Lewis vung lên nhanh gọn. Hắn tấn công thằng bé từ phía sau, tay phải bịt miệng Grady, đẩy nó vào trong phòng. Tay trái đâm dao khoét vào giữa xương lồng ngực thứ ba và thứ tư. Cái hành động ấy, hắn đã làm đến cả nghìn lần trong suốt mấy năm qua, với túi cát, với hình nộm, với tù nhân, với những người mà cha đỡ đầu nhắm tới.
Chỉ vài giây trôi qua. Hắn đóng cửa. Robert Grady nằm úp mặt xuống thảm về phía phòng tắm, trong lúc máu loang ra áo sơ mi. Giờ nó chỉ là một cái xác không hồn. Nó thậm chí chẳng hề chống cự. Hệ thống điều hòa sẽ cản cái mùi chết chóc tỏa ngay ra hành lang để gây chú ý cho đứa hầu phòng nào đó, dù cái biển “ĐỀ NGHỊ KHÔNG LÀM PHIỀN” đã được treo trước cửa. TV vẫn đang bật, cánh cửa sổ được mở tối đa - khoảng một phân. Các cửa sổ khách sạn ở Vegas chỉ mở được có vậy, có lẽ để mấy đứa thua bạc không vì chán đời mà tự tử, Lewis nghĩ.
Đến lúc đeo găng tay làm chứng cứ giả rồi!
Lewis lấy ví và tập tiền 100 đô bên trong. Hắn lấy trong túi quần một túi Ziploc nhỏ. Bên trong là một cái khuyên tai bằng vàng, một món quà hắn tìm được cạnh một cái máy đánh bạc. Một ít máu khô của phụ nữ đã làm đổi màu cái khuyên tai. Hắn để cái khuyên tai rơi xuống thảm.
Hắn mở tiếp một bình nước hoa rẻ tiền và cố ý làm đổ nó ra sàn. Như thế cái mùi nước hoa sẽ bị giữ lại trong thảm, kể cả sau khi hắn cho bình hoa lại vào túi.
Rồi hắn tạo tiếp hai dấu hằn của mông ở trên giường, như thế trước đó đã có hai người ngồi cạnh nhau trên đó. Bọn điều tra sẽ cho rằng Robert đứng lên rời khỏi giường, và bị tấn công từ phía sau khi đang đi ra phòng tắm.
Cuối cùng, Lewis cầm dao đâm loạn xạ, tất nhiên với cái tay trái, vào lưng, cổ, đầu cái xác. Như thế, cái đâm giết người ban đầu sẽ được cho là một trong vài cú đâm mà thôi.
Lewis Stokes- kẻ sáng hôm sau đã trở thành Clayton Cox – nhất định rằng một ngày nào đó, hắn cũng sẽ viết hồi ký như ông cụ năm đời của hắn. Có lẽ hắn sẽ nghĩ về chuyện này trong vài tuần tới, khi hắn được lệnh tới Washinton, giám sát một vài người trong Lầu Năm Góc và chờ chỉ đạo từ con người đã thay đổi đời hắn.
Dối trá là chìa khóa của thành công.
Trên bàn con cạnh giường, đồng hồ điện tử vừa hiện 12:14 AM.
Không hiểu, chuyện gì sẽ xảy ra 1 phút sau đấy nhỉ?
Đã đến lúc ra khỏi đây, rời Vegas. Cha đỡ đầu đã vạch sẵn một đường rút lui êm thấm.
Cũng như ông cụ năm đời của Lewis đã viết về những bí mật của mình, cho lịch sử, các chính phủ, cho học giả, “Cái giá treo trên đầu chúng tôi nói lên rằng kẻ thù đã chuẩn bị sẵn những tra tấn khủng khiếp cho ngày chúng tôi sa lưới.”
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương II
Dịch: lostintranslation
Biên tập: lostintranslation
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương II
Dịch: lostintranslation
Biên tập: lostintranslation
Nguồn: www.tangthuvien.com
HAI
Ngày 28 tháng Mười – Đại dịch bùng nổ
Nếu Las Vegas mới nửa đêm thì ở Quatar, đất nước dầu mỏ nhỏ bé nhưng giàu có ở tây nam vịnh Persia đã là 10 giờ sáng. Trụ sở chính của Al Jazeera, kênh truyền hình phổ biến nhất trong thế giới Arab, vừa mới được chuyển đến đây, chiếm ba tầng trên cùng của tòa tháp kính 17 tầng mới xây bóng loáng nhìn ra phía vịnh đầy cá mập. Phía dưới, những chiếc du thuyền của dân nhà giàu gầm rú vượt qua những chiếc tàu chở dầu hướng ra cửa vịnh và những chiếc tàu hàng container ì ạch chở các loại máy tính, TV màn hình lớn, chiếc xe SUV uống xăng như nước lã và đồ nội thất Italy cho khu nhà của những triệu phú mới nổi xếp hàng dọc theo bờ biển nhân tạo.(1)
Ở tầng thứ 16 đầy những tiếng ồn ào, Hassan el Kader đang ngồi trong phòng điều khiển của Studio C, có điều hòa bật nhưng sống lưng hắn đẫm mồ hôi khi nghĩ đến khả năng bị giết từ chương trình sắp tới.
Mình có đi quá xa lần này hay không? Hắn tự nhủ.
Hassan là giám đốc sản xuất của chương trình tin tức hàng tuần nổi tiếng “Địa danh và gương mặt.” Hắn cũng là một điệp viên của CIA, truyền cho phía Mỹ những thông tin mà phóng viên dưới quyền thu thập được. Và những người Mỹ đã rất quan tâm đến một đoạn phỏng vấn dài 2 phút được thu từ trước để phát sóng cho buổi chương trình hôm nay, sẽ được chuyển tới hàng trăm triệu người của thế giới Arab chỉ trong vài phút nữa.
Trên sàn quay, phía ngoài phòng điều khiển, cô gái phụ trách hóa trang đang quét nốt phấn mặt lên người dẫn chương trình, Leila Shaalan.
Vụ này bắt đầu ba tuần trước đó, với kịch bản giống hệt như những bản tin nóng mà hắn đã làm suốt mấy năm qua, khi di động của Hassan đánh thức hắn dậy lúc 2 giờ sáng, và một giọng nói quen thuộc thì thầm giữa màn đêm. “Tôi có một câu chuyện rất hay cho anh,” một giọng đàn ông, người hắn chưa bao giờ gặp nhưng là một trong những nguồn cung cấp tin tốt nhất, đã nói. “Liên quan đến một ông già sống trên núi ở Pakistan.”
Một ông già có lẽ sẽ bị người Mỹ hay Anh truy lùng đêm nay, Hassan tự nói với chính mình. Đèn “Yên lặng trên sàn quay” sáng lên và những người dẫn chương trình đã sẵn sàng, quay mặt về phía ống kính máy quay. Hassan nghĩ lại về cuộc gọi đêm đó.
“Một vị thánh nhân với những lời tiên tri,” cái giọng nói kia nói tiếp.
“Ai mà chẳng dự báo chuyện này chuyện nọ,” hắn đã đáp lại.
“Nhưng những lời dự báo của ông ta đều trở thành hiện thực. Ông ấy biết những điều sẽ xảy ra ở rất xa làng của mình, thậm chí ở Washington. Ông ấy sẽ tuyên bố một dự báo vô cùng quan trọng. Hay là tôi cần phải gọi cho BBC để mời họ ghi lại lời nói đó thay cho anh, anh bạn béo của tôi?”
Với 30 giây còn lại trước khi buổi chiếu bắt đầu, tiến độ trong phòng thu làm tim Hassan đập mạnh. Hắn, dân Kuwait 36 tuổi, cựu sinh viên Đại học Kuwait và trường báo chí đại học Columbia, từng là phóng viên đoạt giải tác nghiệp – ngồi trước hàng chục màn hình được treo trên tường đang chiếu những chương trình khác nhau từ khắp nơi trên thế giới: một cuộc tuần hành phản đối giá xăng cao ở Chicago; một cảnh công nhân ngành đường sắt nổi loạn ở Paris; cảnh diễu binh như với những bước đi như ngỗng ở Bắc Triều Tiên; những mảnh vỡ trôi nổi của một máy bay Airbus hãng Alitalia sau khi đâm xuống Địa Trung Hải đêm hôm qua trên đường bay tới Rome.
Hệ thống các giác quan của loài người không được tạo ra để giúp họ có những cuộc sống bí mật, Hassan thỉnh thoảng nghĩ, nhớ lại cách người Mỹ đã tuyển mộ hắn hồi còn là sinh viên ở ĐH Kuwait. Họ đã cứu nước hắn khỏi tay bọn Iraq. Cha hắn - một phi công - đã bị giết trong cuộc chiến đó. Những sinh viên theo chủ nghĩa lý tưởng như hắn cho rằng người Arab cần phải tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố.
Chúng tôi cần một người tại Al Jazeera, vị “giáo sư” khoa báo chí người Mỹ đã nói như vậy lúc tuyển mộ hắn. Chúng tôi cần một đường nối đến thế giới của bọn khủng bố. Chúng tôi có thể cứu mạng nhiều người Arab nếu anh cung cấp tên, địa chỉ, và nguồn tin. Chỉ thinh thoảng với những tin thật quan trọng thôi. Anh sẽ tham gia chứ?
Từ đó tới nay, hắn đã giúp ngăn chặn những vụ nổ bom ở Madrid và Baltimore. Và cũng bởi lời cảnh báo của hắn hôm nay, mức độ báo động khủng bố đã được nâng lên ở khắp châu Âu và nước Mỹ. Thêm cảnh sát túc trực ngoài đường, thêm máy bay trực thăng phụ trách an ninh. Việc kiểm tra kiếm soát ở sân bay, bên cảng cũng được tăng cường.
“Và bây giờ,” vang lên tiếng của một phát thanh viên với hình trái đất đang quay tròn trên nửa số màn hình trên tường, “xin chào mừng các bạn tới chương trình Địa danh và gương mặt.”
Hassan nghĩ: “nếu kẻ cung cấp tin biết được điều ta đã làm, ta sẽ chết mất.”
Phân đoạn đầu tiên, một buổi phỏng vấn với vua Jordan đã bắt đầu. Khuôn mặt nhà vua giờ chiếm mười cái màn hình trong phòng điều khiển. Đoạn này được ghi hình ở cung điện của vua ở Amman.
Hassan thò tay lên túi áo và lấy ra một gói Tums(2) nhỏ bọc giấy bạc…
“Hãy nói thêm về ông già thánh nhân cho tôi,” hai tuần trước, Hassan đã hỏi người gọi điện cho anh như thế sau khi đã nhổm dậy khỏi giường.
“Ông ta đang có ngày một nhiều tín đồ. Những người dân bộ lạc. Một vài người trong giới quân sự. Sinh viên. Danh tiếng của ông ta đang ngày một vang xa.”
“Ông ta đã có những lời dự báo tiên tri nào thành sự thực?” Hassan gặng hỏi như bất cứ một phóng viên kỳ cựu nào. Hắn đã giúp CIA thoát khỏi chủ nghĩa hoang tưởng. Hắn đã từ chối tiền công suốt mấy năm qua và giấu những hoạt động bí mật của mình với vợ con.
Và trong cái đêm có cuộc gọi đó, Hassan đã cho rằng một trong những tổ chức có tên tuổi – Red Brotherhood, Al Qaida, hoặc Black Baghdad – muốn vị Imam(3) kia được lên TV, có lẽ đã chuẩn bị sự kiện gì đó quanh buổi phát sóng. Hoặc mấy nhóm đó muốn đánh bóng tên tuổi của vị Imam này. Những nhóm cực đoan thường sử dụng Al Jazeera để phát đi những thông điệp của chúng.
Mẹ nó, nếu nó là tin tức, chúng ta sẽ phát nó, chẳng phải vì chúng ta thể hiện thiện cảm gì, Hassan nghĩ, hồi tưởng trở lại cuộc gọi đêm đó, và đầu dây bên kia đã trả lời thế này:
“Mới tháng trước, vị Imam thần thánh này nói với chúng tôi rằng trong vòng 24 tiếng cái chết sẽ từ trên trời rơi xuống ở thung lũng Bar El Kab ở Algeria. Và điều đó đã xảy đến. Máy bay chiến đấu của Mỹ đã phá hủy một trại huấn luyện du kích Hồi giáo (mujahideen) ở đó. Vị Imam này có thể nhìn thấy tương lai, nghe được ý đức Chúa Trời.
“Làm thế nào mà vị Imam này biết những người Mỹ định làm gì?”
“Anh cứ gửi phóng viên đến mà hỏi. Kiểm tra lại những dự đoán trước đấy của ông ta. Chúng đều thành hiện thực cả. Chuyện biết được tương lai, cái này có phải là tin tức không?”
“Ông ấy còn từng dự báo gì nữa?”
“Hai tháng trước ông ấy cảnh báo tất cả những tín đồ trung thành ở thành phố Tulsa hãy rời nước Mỹ và trở về nhà. Ông ấy nói cảnh sát Mỹ sẽ bắt người, làm họ khốn khổ nội trong vòng một tuần.”
“Hai tháng trước,” Hassan nói, nhẩm lại những sự kiện đã qua, “là lúc FBI bắt gom những người nhập cư người Tunisia ở Tulsa.”
“Và chuyện đó xảy ra ngay ngày hôm sau lời cảnh báo ấy. Gửi một phóng viên đi. Hãy cho thế giới biết điều mà vị thánh nhân này sẽ nói. Và hãy làm điều đó trước ngày mùng một tháng Mười Một.
“Tại sao lại là ngày đó?”
“Bởi trước ngày đó, ông ấy nói rằng lời tiên tri sẽ thành sự thật.”
“Làm thế nào một vị Imam nghèo khổ ở Pakistan biết được chuyện xảy ra ở Washington?”
“Để phóng viên của anh hỏi đi.”
“vị Imam này có liên hệ với tổ chức chính trị nào không?”
“Ông ấy sẽ trả lời tất cả các câu hỏi như vậy.”
“Ông ấy tiên tri cái gì mới lần này?”
“Tôi cũng như anh, phải đợi. Anh có muốn chạy câu chuyện này hay không?”
“Anh là ai?” Hassan hỏi, câu hỏi mà hắn phải nhắc lại đến hơn một trăm lần sau mấy năm qua.
“Một người bạn mà lời khuyên chưa bao giờ sai cả.”
Lúc này Hassan mở một túi kẹo Tums nữa còn trên trường quay, cô gái Leila Shaalan đáng yêu đang nói với khán giả, “Đoạn chương trình tiếp theo của chúng ta hôm nay thực sự vô cùng đặc biệt. Phóng viên Fauzen el Harith của “Địa danh và gương mặt” đã làm một cuộc hành trình dài tới Pakistan, vùng núi tây bắc cheo leo và nguy hiểm để tìm gặp một vị thánh nhân.
Tấm bản đồ địa hình khu vực trên màn hình TV hiện lên những vạch nhỏ màu đỏ, chỉ hành trình chuyến đi của Fauzan. Chà, Pakistan, Hassan thầm nghĩ thích thú, cách của một nhà báo với những nơi có chuyện rắc rối. Nếu không phải là chuyện chính phủ bị lật đổ thì là chuyện đối đầu hạt nhân với Ấn độ, hoặc một cuộc truy lùng các nhóm vũ trang Hồi giáo, hay những lời buộc tội về mua bán bí mật nguyên tử.
“Để có thể đến gặp vị thánh nhân này, chúng tôi đã phải đi mất hai ngày,” tiếng của Fauzan qua điện đàm vang lên khắp nơi trên thế giới, trong các hàng cà phê ở Cairo, các đồn cảnh sát ở Damascus, các biệt thự ở Lebanon, các trại tị nạn của người Palestine. Các nhóm phân tích phương Tây ở London và McLean (4) tất nhiên là cũng đang dán mắt xem. Họ tức giận mỗi khi phóng viên của Al Jazeera phỏng vấn người mà CIA đang muốn bắt, như ông già của phần thứ hai chương trình hôm nay.
Như để kéo dài thêm sự trông đợi của người xem với câu chuyện, Fauzan xoay ra thuật một cách diễn cảm con đường leo lên dãy núi Katar, chuyện mặt trời thiêu đốt và không khí ngày một lạnh, về chuyện nằm ngủ cùng những người dẫn đường dưới trời đầy sao, và được ngắm một trận mưa sao băng bay ngang dưới ánh trăng lưỡi liềm nóng trắng.
Trên màn hình TV, người phóng viên leo lên tới vạch băng tuyết vĩnh cửu. Đoàn người vượt qua một dãy núi và bắt đầu leo xuống một thung lũng màu nâu đầy sỏi đá, khắc nghiệt.
“Đó là lúc tôi nhìn thấy các hang động,” Fauzan nói.
Chúng ta đều lợi dụng nhau cả thôi. Bọn CIA lợi dụng ta. Ta khai thác những kẻ cung cấp tin tức. Bọn khủng bố lợi dụng hệ thống truyền thông. Còn hệ thống truyền thông thì sống nhờ thông tin, Hassan nghĩ bụng trong lúc một vị Imam đi tập tễnh đến trước máy quay. Đó là một người đàn ông già, què, và lùn, đứng dựa vào đôi nạng gỗ, cái chân trái vô dụng lủng lẳng đu đưa khoảng 15 phân phía trên sàn động mỗi bước ông di chuyển.
“Imam Suleiman chưa từng bao giờ rời cái làng nơi ông được sinh ra hơn 10 cây số (5). Ông đã bị què chân từ năm sáu tuổi,” tiếng của Fauzan thuật cho khán giả của Al Jazeera.
Mười màn hình trong phòng điều khiển hiện lên cảnh một số người đàn ông đang ngồi một vòng tròn trong hang động, mặt mày ảm đạm, chân xếp chéo trên thảm, mặc bộ quần lùng thùng với áo gi lê, trong khi ánh sáng mặt trời xuyên rọi qua một lỗ hổng tự nhiên phía trên trần. Những hạt bụi múa trong cột ánh sáng ấy. Hassan, vốn từng là phóng viên phụ trách Pakistan, tưởng tượng đến mùi hôi của những con người không tắm, vị trà ngọt, món thịt cừu cà ri, than đá, rồi những thứ vũ khí óng mỡ dầu.
“Tin về khả năng tiên tri của Imam Suleiman đã vang rất xa và rất nhiều người đã tìm đường tới thung lũng này,” Fauzan nói.
Máy quay camera tập trung vào khuôn mặt tàn tạ và con mắt trái trắng đục của người đàn ông già. Tất cả nhân viên dưới quyền Hassan đã bị choáng váng khi lần đầu tiên xem cuốn băng này.
Fauzan bắt đầu cuộc phỏng vấn vị Imam với câu hỏi về thông báo tháng trước của ông cảnh báo một người tên là Abu Gabra, ở nơi phương nam xa xôi, rằng ông ta sẽ bị những kẻ gắn lông chim diều hâu tấn công. Fauzan hỏi liệu Suleiman biết được rằng “Abu Gabra” thực sự là tên của một mỏ dầu ở Sudan. Và rằng quân lính dù Pháp, khi nhảy dù xuống Abu Gabra một tuần sau lời dự báo ấy để giải cứu con tin, đều đeo miếng phù hiệu hình diều hâu trên tay áo.
“Ta chỉ nhắc lại những lời mà Chúa đã đặt vào miệng ta,” Imam Suleiman nói với thứ giọng cao kỳ lạ.
Fauzan lại hỏi phải chăng linh cảm của Imam là từ tin tức của các nhóm khủng bố cực đoan.
“Nếu điều đó là sự thật, con trai của ta, nếu họ biết cái gì đang chờ đón họ, tại sao những chiến binh của chúng ta ở Abu Gabra không sẵn sàng để chống lại lính Pháp khi chúng tới?”
Hassan cảm thấy không yên tâm, hắn lướt qua các kênh nước ngoài, kiểm tra liệu một cuộc tấn công khủng bố đã được sắp đặt cho trùng với thời điểm phát sóng của “Địa danh và gương mặt.” Mọi thứ đều có vẻ bình thường trong thế giới tin tức, dù “bình thường” mang nghĩa gì đi nữa. Truyền hình Pháp có đoạn tin về hạ thủy tàu ngầm nguyên tử. Truyền hình Đức – một đám cháy lớn ở Berlin. Hai chiếc tàu đâm vào nhau ở Tokyo. Hết thảm họa này đến tai nạn khác, như trong một bộ phim không tưởng của Hollywood.
Nhưng dù có mệt rã rời như Hassan, có một điều gì đó không thể cưỡng lại được trong cách nói của Imam Suleiman. Vốn đã biết trước điều gì sẽ diễn ra tiếp theo trong cuốn băng hình, Hassan cảm thấy một sự sợ hãi tột cùng, xuyên thủng lớp bảo vệ thường ngày của một nhà báo luôn phải hoài nghi.
Dự báo của ông ấy là không thể xảy ra được. Hassan nghĩ. Đó chỉ hoa ngôn mà thôi. Những điều ông ta nói không thể thành sự thật.
“Tôi được biết rằng ông sẽ đưa ra một lời dự báo,” phóng viên trẻ tuổi đẹp trai Fauzan hỏi vị Imam.
Camera chiếu kỹ khuôn mặt ông già một lúc lâu. Mắt trắng đục. Hai má lởm chởm. Một vết sẹo ngang trán, được cho là vết sét đánh từ hổi Imam mới sáu tuổi. Đó là dấu ấn của Chúa Trời, những người chăn gia súc địa phương đã nói vậy.
Giọng nói của Imam Suleiman trở nên khàn đục, giọng trẻ hơn. Như thể một linh hồn nào đó đã chiếm lấy cơ thể ông. Đứng thẳng lên, dáng ông bỗng lớn hẳn.
“Hãy vui mừng đi, các anh em, bởi hôm nay ta không than khóc cho những đồng đội đã ngã xuống. Lần này, ta không dự báo về cái chết cho những người bằng hữu, mà là sự hủy diệt cho kẻ thù lớn của chúng ta. Chúa đã chịu không thấu chúng - sự tàn sát ngạo mạn, sự thối nát, lòng tham vô đáy, sự ngu dốt của những kẻ theo dị giáo và sự nhạo báng những lời dạy của Người, và vì thế, lần này ta sẽ tuyên bố một fatwa (6).
Những người đàn ông trong hang đổ người về phía trước như bởi một lực kéo vô hình. Đến Fauzan cũng cảm thấy bị thu hút bởi uy lực của vị Imam này, bởi sự chắc nịch trong giọng nói của ông.
“Hãy để những tòa tháp của chúng rơi vào bóng tối ở Washington, London và Bonn. Hãy để người dân chúng vùng lên chống lại những kẻ thống trị. Hãy để những ngôi nhà của chúng bùng cháy, thức ăn biến mất, máy móc của chúng ngừng hoạt động và rơi từ trên trời xuống, bắt đầu từ cuối tháng này.
Hãy để quân lính của chúng nổi loạn, các chính phủ của chúng bị sụp đổ, những ngôi nhà dị giáo bị chính tay chúng đạp nát. Hãy để cho thiên nhiên ngừng ban ân huệ cho chúng, bắt đầu trước ngày đầu tiên của tháng 11.
Chưa có dự báo tiên tri nào lại rõ ràng và lớn như vậy, Hassan nghĩ. Không có lời đe dọa nào lại có thời gian biểu như vậy.
“Khi đối mặt, ông ấy trông thật là đáng sợ, nhưng lên TV thì lại rất tuyệt,” Fauzan đã từng nói.
Không hiểu quân Mỹ đã tấn công cái hang đấy chưa nhỉ?
Vị Imam đang nói, “Và những tài sản, của cải do chúng cướp đoạt mà có sẽ biến thành vô dụng. Lũ đồng minh thối nát của chúng trong thế giới Hồi giáo sẽ phải trả lời hàng triệu người đang bị áp bức. Đây không phải là một điều ước vẩn vơ. Sự trừng phạt của đấng Tối cao sẽ bắt đầu không phải trong tương lai xa xôi gì mà có lẽ ngay khi những lời nói của ta tan biến.”
Tháng Mười chỉ còn chưa đầy 3 ngày rưỡi nữa, Hassan nhẩm tính. Vậy thì bất cứ ai đứng sau lời đe dọa này có 86 tiếng để tổ chức tấn công.
Imam Suleiman nói tiếp, “Và từ trong đống đổ nát, những người sống sót sẽ dựng xây lên một thế giới tươi đẹp mới.”
Rồi ông im lặng, không thêm một lời nào nữa. Ông quay trở lại hình dạng của một ông già. Ông tập tễnh bước đi dưới sự giúp đỡ của những người phụ tá.
Hassan hiểu rằng, ngay lúc này đây, hàng triệu người trên thế giới Arab, trong nhà ngoài quán, công sở hay cung điện, đều đang nhìn nhau và tự hỏi liệu thực sự một quyền lực huyền diệu nào đó đã truyền cho vị Imam già cả kia khả năng nhìn thấy một tương lai có sự trừng phạt của chúa trời.
Fauzan nhìn sâu vào ống kính máy quay. “Chúng tôi dành lại cho các bạn một câu hỏi. Thời gian đã sắp đến gần. Liệu lời dự đoán của Imam sẽ thành sự thực?”
Chương trình đến hồi kết thúc, với phần danh sách những người làm chương trình đang chạy trên màn hình.
Trên trường quay, cô gái dẫn chương trình đang tháo chiếc micro gắn trên ve áo.
Hassan cảm thấy cái lưng của hắn đã bắt đầu đỡ căng cứng, điều luôn xảy ra với những chương trình hắn thông báo cho CIA. Hắn nghĩ, có khi cũng như những lần khác, vụ này rồi sẽ lại trôi qua êm đẹp.
“Này anh, cái này không phải là vụ rơi máy bay của hãng Alitalia,” phó giám đốc sản xuất bỗng nói, chỉ về phía màn hình số 9. “Đó là một vụ tai nạn khác!”
Hassan nhìn sang phía tay phải. Hắn thấy hình ảnh cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge), có vô số người đang đứng dàn hàng và chỉ trỏ. Hàng tin chạy phía dưới là “Máy bay của hãng Delta gặp tai nạn ở vịnh San Francisco.”
“Chuyện quái quỷ gì thế này…. đợi chút nào,” một kỹ thuật viên khác nói vài phút sau đó, chỉ lên màn hình số 6 – dẫn hình của kênh truyền hình BBC. “Lại có một vụ nữa ở trên eo biển nước Anh! Tính cả vụ tối qua ở Rome, đã có ba vụ máy bay rơi rồi!”
Chiếc máy bay 747 hãng British Airways có vẻ đã rơi xuống phía bắc của thành phố Le Havre, trong một chiều xanh trong không một bóng mây. Nó vỡ thành nhiều mảnh khi rơi xuống nước. Và cũng vừa mới xảy ra thôi.
Bọn chúng còn dàn dựng bao nhiêu vụ máy bay rơi nữa, Hassan nghĩ, sợ hãi, nghe rõ tiếng tim đập thình thịch vang lên trong óc.
Lũ khốn nạn. Làm thế nào chúng có thể sắp đặt những chuyện này nhanh như vậy?
“Bật tiếng vụ ở London cho tôi,” Hassan ra lệnh, và một chút sau đó là tiếng phát thanh viên của đài BBC. “Phi công máy bay thông báo cả bốn động cơ của máy bay đều ngừng hoạt động. Phi hành đoàn của Air India cũng đã thông báo chuyện tương tự cách đây 20 phút, trước khi rơi từ độ cao 10 cây số xuống Ấn độ dương vùng biển Arab. Chúng tôi nhắc lại, không có một vụ nổ nào. Các nhà chức trách thực sự bị sốc trước sự kiện bốn máy bay rơi trong vòng một ngày này. Những chiếc máy bay này được chế tạo bởi các hãng sản xuất khác nhau. Và hiện tại các vụ máy bay rơi này vẫn chưa được coi là do bàn tay của các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, các hãng hàng không lớn đều đã hủy bỏ các chuyến bay cho tới khi tất cả các máy bay của họ được kiểm tra không có chất nổ hay phá hoại.”
Hassan loạng choạng đứng dậy. Phòng điều khiển hiện giờ thật chật chội, không còn chút sinh khí.
“Tại sao ta lại đồng ý chạy cái chương trình vừa rồi chứ. Ta đã tiếp tay cho những kẻ thực hiện âm mưu này.”
Hắn cảm thấy trái tim đập loạn một cách dữ dội. Hắn chen qua đám người với những chiếc màn hình tivi và ra hành lang để tìm chút ánh nắng, cảnh biển, hay một cái gì đó thuộc về tự nhiên. Hắn đi về đông bắc của phòng tin tức, phía bức tường kính nhìn ra bến cảng, nhưng có vẻ như tất cả mọi người khác cũng đã tập trung về phía đó.
Bọn họ đang há miệng ra nhìn cái gì dưới kia?
Hassan thầm cầu nguyện với một nỗi sợ hãi kinh hoàng, Đừng, cầu trời, không phải là một chiếc máy bay nữa ở dưới đó.
Một cô gái phụ trách quay phim đang khóc.
Dù không muốn, hắn cũng nhìn xuống một cách chăm chú. Lúc đầu, mọi thứ có vẻ bình thường. Dưới là con đường cao tốc – một dải ruy băng nhựa đường thanh mảnh chạy vòng quanh những khu nhà hiện đại xây dọc bờ biển một cách tự hào. Trong thoáng chốc, nỗi sợ hãi của hắn như được giải tỏa.
Nhưng ngay sau đó, hắn nhận ra mình đã sai lầm.
Một nữ thư ký đang cả người run lên bần bật. “Ngoài kia. Có thấy không? Xa ngoài kia… đám khói ý. Vừa nãy còn ở trên trời. Nó vừa mới rơi…”
“Hãy để máy móc của chúng ngừng hoạt động,” vị Imam kia đã nói như vậy.
Bọn chúng đã làm thế nào để có thể phối hợp sắp xếp chuyện này? Có đến hàng trăm người trong những chiếc máy bay kia. Chính mình cũng vừa mới bay tuần trước, Hassan tự hỏi chính mình.
Chuông điện thoại thi nhau réo trong phòng tin tức, nhưng các nhân viên vẫn đứng nguyên bên cửa sổ.
Một ai đó nói, “Vị Imam ấy vừa nói đến điều này…”
Một người khác nói, “Không, ông ta nói sẽ còn có nhiều vụ nữa. Ông ta nói các sự kiện ấy sẽ liên quan đến các nước, chứ không phải chỉ vài chiếc máy bay.”
Hassan chợt cảm thấy trái tim bị bóp nghẹt bởi một nỗi khiếp sợ thực sự. Ông ta đã nói chuyện này sẽ liên quan đến các chính phủ, liên quan đến quân đội. Ông ta đã nói sự sụp đổ sẽ diễn ra chỉ trong vài ngày nữa thôi.
Một thế giới có thể chuyển sang một kỷ nguyên mới, nhưng con người- phần lớn trong số họ- không nhìn thấy điều đó lúc nó xảy ra.
“Sẽ có một lời giải thích rõ ràng logic cho những sự kiện hôm nay,” Hassan hứa, tìm cách trấn an các nhân viên của mình. Nhưng cũng lúc đó, hắn đang nghĩ rằng, có lẽ sẽ không có lời giải thích nào cho logic. Có lẽ, Chúa trời là cách giải thích logic. Có lẽ một thời kỳ đen tối từng được nhắc đến trong kinh Koran đang xảy ra, và những sự kiện tương tự ngày hôm nay cũng đã từng xuất hiện trong kinh Thánh.
Và với cú điện thoại mà hắn nhận được ngay sau đó vài phút, nỗi kinh hoàng tăng vọt đến mức làm hắn có thể trụy tim.
“Người bạn cũ của anh đang nói đây,” một giọng nói quen thuộc thì thầm, “Anh đã truyền đi câu chuyện nhỏ kia chứ? Anh đã nói với những người bạn ở nước ngoài về cái hang động kia phải không?”
(1) tác giả liên hệ đến các biệt thự trên dải đảo nhân tạo ở Dubai – tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) – google “Dubai houses” hoặc xem http://www.dubaipropertygroup.com/ chẳng hạn như cái này:
(2) Tums: một loại kẹo thuốc cung cấp canxi
(3) Imam: người lãnh đạo nhà thờ (Hồi giáo) hoặc lãnh đạo tinh thần một cộng đồng Hồi giáo nhỏ; tương đương với phương trượng chùa (Phật giáo) hay thày tu/mục sư (pastor/priest) nhà thờ Thiên chúa giáo.
(4) thành phố McLean bang Virginia nước Mỹ, nơi có trụ sở của CIA
(5) dặm = ~1.6 km, nhưng mà chỉ có nước Mỹ mới dùng dặm thôi, sửa lại thành km cho hợp với Pakistan
(6) fatwa: lời giảng của một giáo sĩ Hồi giáo giải thích ý nghĩa kinh Koran.
Ngày 28 tháng Mười – Đại dịch bùng nổ
Nếu Las Vegas mới nửa đêm thì ở Quatar, đất nước dầu mỏ nhỏ bé nhưng giàu có ở tây nam vịnh Persia đã là 10 giờ sáng. Trụ sở chính của Al Jazeera, kênh truyền hình phổ biến nhất trong thế giới Arab, vừa mới được chuyển đến đây, chiếm ba tầng trên cùng của tòa tháp kính 17 tầng mới xây bóng loáng nhìn ra phía vịnh đầy cá mập. Phía dưới, những chiếc du thuyền của dân nhà giàu gầm rú vượt qua những chiếc tàu chở dầu hướng ra cửa vịnh và những chiếc tàu hàng container ì ạch chở các loại máy tính, TV màn hình lớn, chiếc xe SUV uống xăng như nước lã và đồ nội thất Italy cho khu nhà của những triệu phú mới nổi xếp hàng dọc theo bờ biển nhân tạo.(1)
Ở tầng thứ 16 đầy những tiếng ồn ào, Hassan el Kader đang ngồi trong phòng điều khiển của Studio C, có điều hòa bật nhưng sống lưng hắn đẫm mồ hôi khi nghĩ đến khả năng bị giết từ chương trình sắp tới.
Mình có đi quá xa lần này hay không? Hắn tự nhủ.
Hassan là giám đốc sản xuất của chương trình tin tức hàng tuần nổi tiếng “Địa danh và gương mặt.” Hắn cũng là một điệp viên của CIA, truyền cho phía Mỹ những thông tin mà phóng viên dưới quyền thu thập được. Và những người Mỹ đã rất quan tâm đến một đoạn phỏng vấn dài 2 phút được thu từ trước để phát sóng cho buổi chương trình hôm nay, sẽ được chuyển tới hàng trăm triệu người của thế giới Arab chỉ trong vài phút nữa.
Trên sàn quay, phía ngoài phòng điều khiển, cô gái phụ trách hóa trang đang quét nốt phấn mặt lên người dẫn chương trình, Leila Shaalan.
Vụ này bắt đầu ba tuần trước đó, với kịch bản giống hệt như những bản tin nóng mà hắn đã làm suốt mấy năm qua, khi di động của Hassan đánh thức hắn dậy lúc 2 giờ sáng, và một giọng nói quen thuộc thì thầm giữa màn đêm. “Tôi có một câu chuyện rất hay cho anh,” một giọng đàn ông, người hắn chưa bao giờ gặp nhưng là một trong những nguồn cung cấp tin tốt nhất, đã nói. “Liên quan đến một ông già sống trên núi ở Pakistan.”
Một ông già có lẽ sẽ bị người Mỹ hay Anh truy lùng đêm nay, Hassan tự nói với chính mình. Đèn “Yên lặng trên sàn quay” sáng lên và những người dẫn chương trình đã sẵn sàng, quay mặt về phía ống kính máy quay. Hassan nghĩ lại về cuộc gọi đêm đó.
“Một vị thánh nhân với những lời tiên tri,” cái giọng nói kia nói tiếp.
“Ai mà chẳng dự báo chuyện này chuyện nọ,” hắn đã đáp lại.
“Nhưng những lời dự báo của ông ta đều trở thành hiện thực. Ông ấy biết những điều sẽ xảy ra ở rất xa làng của mình, thậm chí ở Washington. Ông ấy sẽ tuyên bố một dự báo vô cùng quan trọng. Hay là tôi cần phải gọi cho BBC để mời họ ghi lại lời nói đó thay cho anh, anh bạn béo của tôi?”
Với 30 giây còn lại trước khi buổi chiếu bắt đầu, tiến độ trong phòng thu làm tim Hassan đập mạnh. Hắn, dân Kuwait 36 tuổi, cựu sinh viên Đại học Kuwait và trường báo chí đại học Columbia, từng là phóng viên đoạt giải tác nghiệp – ngồi trước hàng chục màn hình được treo trên tường đang chiếu những chương trình khác nhau từ khắp nơi trên thế giới: một cuộc tuần hành phản đối giá xăng cao ở Chicago; một cảnh công nhân ngành đường sắt nổi loạn ở Paris; cảnh diễu binh như với những bước đi như ngỗng ở Bắc Triều Tiên; những mảnh vỡ trôi nổi của một máy bay Airbus hãng Alitalia sau khi đâm xuống Địa Trung Hải đêm hôm qua trên đường bay tới Rome.
Hệ thống các giác quan của loài người không được tạo ra để giúp họ có những cuộc sống bí mật, Hassan thỉnh thoảng nghĩ, nhớ lại cách người Mỹ đã tuyển mộ hắn hồi còn là sinh viên ở ĐH Kuwait. Họ đã cứu nước hắn khỏi tay bọn Iraq. Cha hắn - một phi công - đã bị giết trong cuộc chiến đó. Những sinh viên theo chủ nghĩa lý tưởng như hắn cho rằng người Arab cần phải tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố.
Chúng tôi cần một người tại Al Jazeera, vị “giáo sư” khoa báo chí người Mỹ đã nói như vậy lúc tuyển mộ hắn. Chúng tôi cần một đường nối đến thế giới của bọn khủng bố. Chúng tôi có thể cứu mạng nhiều người Arab nếu anh cung cấp tên, địa chỉ, và nguồn tin. Chỉ thinh thoảng với những tin thật quan trọng thôi. Anh sẽ tham gia chứ?
Từ đó tới nay, hắn đã giúp ngăn chặn những vụ nổ bom ở Madrid và Baltimore. Và cũng bởi lời cảnh báo của hắn hôm nay, mức độ báo động khủng bố đã được nâng lên ở khắp châu Âu và nước Mỹ. Thêm cảnh sát túc trực ngoài đường, thêm máy bay trực thăng phụ trách an ninh. Việc kiểm tra kiếm soát ở sân bay, bên cảng cũng được tăng cường.
“Và bây giờ,” vang lên tiếng của một phát thanh viên với hình trái đất đang quay tròn trên nửa số màn hình trên tường, “xin chào mừng các bạn tới chương trình Địa danh và gương mặt.”
Hassan nghĩ: “nếu kẻ cung cấp tin biết được điều ta đã làm, ta sẽ chết mất.”
Phân đoạn đầu tiên, một buổi phỏng vấn với vua Jordan đã bắt đầu. Khuôn mặt nhà vua giờ chiếm mười cái màn hình trong phòng điều khiển. Đoạn này được ghi hình ở cung điện của vua ở Amman.
Hassan thò tay lên túi áo và lấy ra một gói Tums(2) nhỏ bọc giấy bạc…
“Hãy nói thêm về ông già thánh nhân cho tôi,” hai tuần trước, Hassan đã hỏi người gọi điện cho anh như thế sau khi đã nhổm dậy khỏi giường.
“Ông ta đang có ngày một nhiều tín đồ. Những người dân bộ lạc. Một vài người trong giới quân sự. Sinh viên. Danh tiếng của ông ta đang ngày một vang xa.”
“Ông ta đã có những lời dự báo tiên tri nào thành sự thực?” Hassan gặng hỏi như bất cứ một phóng viên kỳ cựu nào. Hắn đã giúp CIA thoát khỏi chủ nghĩa hoang tưởng. Hắn đã từ chối tiền công suốt mấy năm qua và giấu những hoạt động bí mật của mình với vợ con.
Và trong cái đêm có cuộc gọi đó, Hassan đã cho rằng một trong những tổ chức có tên tuổi – Red Brotherhood, Al Qaida, hoặc Black Baghdad – muốn vị Imam(3) kia được lên TV, có lẽ đã chuẩn bị sự kiện gì đó quanh buổi phát sóng. Hoặc mấy nhóm đó muốn đánh bóng tên tuổi của vị Imam này. Những nhóm cực đoan thường sử dụng Al Jazeera để phát đi những thông điệp của chúng.
Mẹ nó, nếu nó là tin tức, chúng ta sẽ phát nó, chẳng phải vì chúng ta thể hiện thiện cảm gì, Hassan nghĩ, hồi tưởng trở lại cuộc gọi đêm đó, và đầu dây bên kia đã trả lời thế này:
“Mới tháng trước, vị Imam thần thánh này nói với chúng tôi rằng trong vòng 24 tiếng cái chết sẽ từ trên trời rơi xuống ở thung lũng Bar El Kab ở Algeria. Và điều đó đã xảy đến. Máy bay chiến đấu của Mỹ đã phá hủy một trại huấn luyện du kích Hồi giáo (mujahideen) ở đó. Vị Imam này có thể nhìn thấy tương lai, nghe được ý đức Chúa Trời.
“Làm thế nào mà vị Imam này biết những người Mỹ định làm gì?”
“Anh cứ gửi phóng viên đến mà hỏi. Kiểm tra lại những dự đoán trước đấy của ông ta. Chúng đều thành hiện thực cả. Chuyện biết được tương lai, cái này có phải là tin tức không?”
“Ông ấy còn từng dự báo gì nữa?”
“Hai tháng trước ông ấy cảnh báo tất cả những tín đồ trung thành ở thành phố Tulsa hãy rời nước Mỹ và trở về nhà. Ông ấy nói cảnh sát Mỹ sẽ bắt người, làm họ khốn khổ nội trong vòng một tuần.”
“Hai tháng trước,” Hassan nói, nhẩm lại những sự kiện đã qua, “là lúc FBI bắt gom những người nhập cư người Tunisia ở Tulsa.”
“Và chuyện đó xảy ra ngay ngày hôm sau lời cảnh báo ấy. Gửi một phóng viên đi. Hãy cho thế giới biết điều mà vị thánh nhân này sẽ nói. Và hãy làm điều đó trước ngày mùng một tháng Mười Một.
“Tại sao lại là ngày đó?”
“Bởi trước ngày đó, ông ấy nói rằng lời tiên tri sẽ thành sự thật.”
“Làm thế nào một vị Imam nghèo khổ ở Pakistan biết được chuyện xảy ra ở Washington?”
“Để phóng viên của anh hỏi đi.”
“vị Imam này có liên hệ với tổ chức chính trị nào không?”
“Ông ấy sẽ trả lời tất cả các câu hỏi như vậy.”
“Ông ấy tiên tri cái gì mới lần này?”
“Tôi cũng như anh, phải đợi. Anh có muốn chạy câu chuyện này hay không?”
“Anh là ai?” Hassan hỏi, câu hỏi mà hắn phải nhắc lại đến hơn một trăm lần sau mấy năm qua.
“Một người bạn mà lời khuyên chưa bao giờ sai cả.”
Lúc này Hassan mở một túi kẹo Tums nữa còn trên trường quay, cô gái Leila Shaalan đáng yêu đang nói với khán giả, “Đoạn chương trình tiếp theo của chúng ta hôm nay thực sự vô cùng đặc biệt. Phóng viên Fauzen el Harith của “Địa danh và gương mặt” đã làm một cuộc hành trình dài tới Pakistan, vùng núi tây bắc cheo leo và nguy hiểm để tìm gặp một vị thánh nhân.
Tấm bản đồ địa hình khu vực trên màn hình TV hiện lên những vạch nhỏ màu đỏ, chỉ hành trình chuyến đi của Fauzan. Chà, Pakistan, Hassan thầm nghĩ thích thú, cách của một nhà báo với những nơi có chuyện rắc rối. Nếu không phải là chuyện chính phủ bị lật đổ thì là chuyện đối đầu hạt nhân với Ấn độ, hoặc một cuộc truy lùng các nhóm vũ trang Hồi giáo, hay những lời buộc tội về mua bán bí mật nguyên tử.
“Để có thể đến gặp vị thánh nhân này, chúng tôi đã phải đi mất hai ngày,” tiếng của Fauzan qua điện đàm vang lên khắp nơi trên thế giới, trong các hàng cà phê ở Cairo, các đồn cảnh sát ở Damascus, các biệt thự ở Lebanon, các trại tị nạn của người Palestine. Các nhóm phân tích phương Tây ở London và McLean (4) tất nhiên là cũng đang dán mắt xem. Họ tức giận mỗi khi phóng viên của Al Jazeera phỏng vấn người mà CIA đang muốn bắt, như ông già của phần thứ hai chương trình hôm nay.
Như để kéo dài thêm sự trông đợi của người xem với câu chuyện, Fauzan xoay ra thuật một cách diễn cảm con đường leo lên dãy núi Katar, chuyện mặt trời thiêu đốt và không khí ngày một lạnh, về chuyện nằm ngủ cùng những người dẫn đường dưới trời đầy sao, và được ngắm một trận mưa sao băng bay ngang dưới ánh trăng lưỡi liềm nóng trắng.
Trên màn hình TV, người phóng viên leo lên tới vạch băng tuyết vĩnh cửu. Đoàn người vượt qua một dãy núi và bắt đầu leo xuống một thung lũng màu nâu đầy sỏi đá, khắc nghiệt.
“Đó là lúc tôi nhìn thấy các hang động,” Fauzan nói.
Chúng ta đều lợi dụng nhau cả thôi. Bọn CIA lợi dụng ta. Ta khai thác những kẻ cung cấp tin tức. Bọn khủng bố lợi dụng hệ thống truyền thông. Còn hệ thống truyền thông thì sống nhờ thông tin, Hassan nghĩ bụng trong lúc một vị Imam đi tập tễnh đến trước máy quay. Đó là một người đàn ông già, què, và lùn, đứng dựa vào đôi nạng gỗ, cái chân trái vô dụng lủng lẳng đu đưa khoảng 15 phân phía trên sàn động mỗi bước ông di chuyển.
“Imam Suleiman chưa từng bao giờ rời cái làng nơi ông được sinh ra hơn 10 cây số (5). Ông đã bị què chân từ năm sáu tuổi,” tiếng của Fauzan thuật cho khán giả của Al Jazeera.
Mười màn hình trong phòng điều khiển hiện lên cảnh một số người đàn ông đang ngồi một vòng tròn trong hang động, mặt mày ảm đạm, chân xếp chéo trên thảm, mặc bộ quần lùng thùng với áo gi lê, trong khi ánh sáng mặt trời xuyên rọi qua một lỗ hổng tự nhiên phía trên trần. Những hạt bụi múa trong cột ánh sáng ấy. Hassan, vốn từng là phóng viên phụ trách Pakistan, tưởng tượng đến mùi hôi của những con người không tắm, vị trà ngọt, món thịt cừu cà ri, than đá, rồi những thứ vũ khí óng mỡ dầu.
“Tin về khả năng tiên tri của Imam Suleiman đã vang rất xa và rất nhiều người đã tìm đường tới thung lũng này,” Fauzan nói.
Máy quay camera tập trung vào khuôn mặt tàn tạ và con mắt trái trắng đục của người đàn ông già. Tất cả nhân viên dưới quyền Hassan đã bị choáng váng khi lần đầu tiên xem cuốn băng này.
Fauzan bắt đầu cuộc phỏng vấn vị Imam với câu hỏi về thông báo tháng trước của ông cảnh báo một người tên là Abu Gabra, ở nơi phương nam xa xôi, rằng ông ta sẽ bị những kẻ gắn lông chim diều hâu tấn công. Fauzan hỏi liệu Suleiman biết được rằng “Abu Gabra” thực sự là tên của một mỏ dầu ở Sudan. Và rằng quân lính dù Pháp, khi nhảy dù xuống Abu Gabra một tuần sau lời dự báo ấy để giải cứu con tin, đều đeo miếng phù hiệu hình diều hâu trên tay áo.
“Ta chỉ nhắc lại những lời mà Chúa đã đặt vào miệng ta,” Imam Suleiman nói với thứ giọng cao kỳ lạ.
Fauzan lại hỏi phải chăng linh cảm của Imam là từ tin tức của các nhóm khủng bố cực đoan.
“Nếu điều đó là sự thật, con trai của ta, nếu họ biết cái gì đang chờ đón họ, tại sao những chiến binh của chúng ta ở Abu Gabra không sẵn sàng để chống lại lính Pháp khi chúng tới?”
Hassan cảm thấy không yên tâm, hắn lướt qua các kênh nước ngoài, kiểm tra liệu một cuộc tấn công khủng bố đã được sắp đặt cho trùng với thời điểm phát sóng của “Địa danh và gương mặt.” Mọi thứ đều có vẻ bình thường trong thế giới tin tức, dù “bình thường” mang nghĩa gì đi nữa. Truyền hình Pháp có đoạn tin về hạ thủy tàu ngầm nguyên tử. Truyền hình Đức – một đám cháy lớn ở Berlin. Hai chiếc tàu đâm vào nhau ở Tokyo. Hết thảm họa này đến tai nạn khác, như trong một bộ phim không tưởng của Hollywood.
Nhưng dù có mệt rã rời như Hassan, có một điều gì đó không thể cưỡng lại được trong cách nói của Imam Suleiman. Vốn đã biết trước điều gì sẽ diễn ra tiếp theo trong cuốn băng hình, Hassan cảm thấy một sự sợ hãi tột cùng, xuyên thủng lớp bảo vệ thường ngày của một nhà báo luôn phải hoài nghi.
Dự báo của ông ấy là không thể xảy ra được. Hassan nghĩ. Đó chỉ hoa ngôn mà thôi. Những điều ông ta nói không thể thành sự thật.
“Tôi được biết rằng ông sẽ đưa ra một lời dự báo,” phóng viên trẻ tuổi đẹp trai Fauzan hỏi vị Imam.
Camera chiếu kỹ khuôn mặt ông già một lúc lâu. Mắt trắng đục. Hai má lởm chởm. Một vết sẹo ngang trán, được cho là vết sét đánh từ hổi Imam mới sáu tuổi. Đó là dấu ấn của Chúa Trời, những người chăn gia súc địa phương đã nói vậy.
Giọng nói của Imam Suleiman trở nên khàn đục, giọng trẻ hơn. Như thể một linh hồn nào đó đã chiếm lấy cơ thể ông. Đứng thẳng lên, dáng ông bỗng lớn hẳn.
“Hãy vui mừng đi, các anh em, bởi hôm nay ta không than khóc cho những đồng đội đã ngã xuống. Lần này, ta không dự báo về cái chết cho những người bằng hữu, mà là sự hủy diệt cho kẻ thù lớn của chúng ta. Chúa đã chịu không thấu chúng - sự tàn sát ngạo mạn, sự thối nát, lòng tham vô đáy, sự ngu dốt của những kẻ theo dị giáo và sự nhạo báng những lời dạy của Người, và vì thế, lần này ta sẽ tuyên bố một fatwa (6).
Những người đàn ông trong hang đổ người về phía trước như bởi một lực kéo vô hình. Đến Fauzan cũng cảm thấy bị thu hút bởi uy lực của vị Imam này, bởi sự chắc nịch trong giọng nói của ông.
“Hãy để những tòa tháp của chúng rơi vào bóng tối ở Washington, London và Bonn. Hãy để người dân chúng vùng lên chống lại những kẻ thống trị. Hãy để những ngôi nhà của chúng bùng cháy, thức ăn biến mất, máy móc của chúng ngừng hoạt động và rơi từ trên trời xuống, bắt đầu từ cuối tháng này.
Hãy để quân lính của chúng nổi loạn, các chính phủ của chúng bị sụp đổ, những ngôi nhà dị giáo bị chính tay chúng đạp nát. Hãy để cho thiên nhiên ngừng ban ân huệ cho chúng, bắt đầu trước ngày đầu tiên của tháng 11.
Chưa có dự báo tiên tri nào lại rõ ràng và lớn như vậy, Hassan nghĩ. Không có lời đe dọa nào lại có thời gian biểu như vậy.
“Khi đối mặt, ông ấy trông thật là đáng sợ, nhưng lên TV thì lại rất tuyệt,” Fauzan đã từng nói.
Không hiểu quân Mỹ đã tấn công cái hang đấy chưa nhỉ?
Vị Imam đang nói, “Và những tài sản, của cải do chúng cướp đoạt mà có sẽ biến thành vô dụng. Lũ đồng minh thối nát của chúng trong thế giới Hồi giáo sẽ phải trả lời hàng triệu người đang bị áp bức. Đây không phải là một điều ước vẩn vơ. Sự trừng phạt của đấng Tối cao sẽ bắt đầu không phải trong tương lai xa xôi gì mà có lẽ ngay khi những lời nói của ta tan biến.”
Tháng Mười chỉ còn chưa đầy 3 ngày rưỡi nữa, Hassan nhẩm tính. Vậy thì bất cứ ai đứng sau lời đe dọa này có 86 tiếng để tổ chức tấn công.
Imam Suleiman nói tiếp, “Và từ trong đống đổ nát, những người sống sót sẽ dựng xây lên một thế giới tươi đẹp mới.”
Rồi ông im lặng, không thêm một lời nào nữa. Ông quay trở lại hình dạng của một ông già. Ông tập tễnh bước đi dưới sự giúp đỡ của những người phụ tá.
Hassan hiểu rằng, ngay lúc này đây, hàng triệu người trên thế giới Arab, trong nhà ngoài quán, công sở hay cung điện, đều đang nhìn nhau và tự hỏi liệu thực sự một quyền lực huyền diệu nào đó đã truyền cho vị Imam già cả kia khả năng nhìn thấy một tương lai có sự trừng phạt của chúa trời.
Fauzan nhìn sâu vào ống kính máy quay. “Chúng tôi dành lại cho các bạn một câu hỏi. Thời gian đã sắp đến gần. Liệu lời dự đoán của Imam sẽ thành sự thực?”
Chương trình đến hồi kết thúc, với phần danh sách những người làm chương trình đang chạy trên màn hình.
Trên trường quay, cô gái dẫn chương trình đang tháo chiếc micro gắn trên ve áo.
Hassan cảm thấy cái lưng của hắn đã bắt đầu đỡ căng cứng, điều luôn xảy ra với những chương trình hắn thông báo cho CIA. Hắn nghĩ, có khi cũng như những lần khác, vụ này rồi sẽ lại trôi qua êm đẹp.
“Này anh, cái này không phải là vụ rơi máy bay của hãng Alitalia,” phó giám đốc sản xuất bỗng nói, chỉ về phía màn hình số 9. “Đó là một vụ tai nạn khác!”
Hassan nhìn sang phía tay phải. Hắn thấy hình ảnh cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge), có vô số người đang đứng dàn hàng và chỉ trỏ. Hàng tin chạy phía dưới là “Máy bay của hãng Delta gặp tai nạn ở vịnh San Francisco.”
“Chuyện quái quỷ gì thế này…. đợi chút nào,” một kỹ thuật viên khác nói vài phút sau đó, chỉ lên màn hình số 6 – dẫn hình của kênh truyền hình BBC. “Lại có một vụ nữa ở trên eo biển nước Anh! Tính cả vụ tối qua ở Rome, đã có ba vụ máy bay rơi rồi!”
Chiếc máy bay 747 hãng British Airways có vẻ đã rơi xuống phía bắc của thành phố Le Havre, trong một chiều xanh trong không một bóng mây. Nó vỡ thành nhiều mảnh khi rơi xuống nước. Và cũng vừa mới xảy ra thôi.
Bọn chúng còn dàn dựng bao nhiêu vụ máy bay rơi nữa, Hassan nghĩ, sợ hãi, nghe rõ tiếng tim đập thình thịch vang lên trong óc.
Lũ khốn nạn. Làm thế nào chúng có thể sắp đặt những chuyện này nhanh như vậy?
“Bật tiếng vụ ở London cho tôi,” Hassan ra lệnh, và một chút sau đó là tiếng phát thanh viên của đài BBC. “Phi công máy bay thông báo cả bốn động cơ của máy bay đều ngừng hoạt động. Phi hành đoàn của Air India cũng đã thông báo chuyện tương tự cách đây 20 phút, trước khi rơi từ độ cao 10 cây số xuống Ấn độ dương vùng biển Arab. Chúng tôi nhắc lại, không có một vụ nổ nào. Các nhà chức trách thực sự bị sốc trước sự kiện bốn máy bay rơi trong vòng một ngày này. Những chiếc máy bay này được chế tạo bởi các hãng sản xuất khác nhau. Và hiện tại các vụ máy bay rơi này vẫn chưa được coi là do bàn tay của các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, các hãng hàng không lớn đều đã hủy bỏ các chuyến bay cho tới khi tất cả các máy bay của họ được kiểm tra không có chất nổ hay phá hoại.”
Hassan loạng choạng đứng dậy. Phòng điều khiển hiện giờ thật chật chội, không còn chút sinh khí.
“Tại sao ta lại đồng ý chạy cái chương trình vừa rồi chứ. Ta đã tiếp tay cho những kẻ thực hiện âm mưu này.”
Hắn cảm thấy trái tim đập loạn một cách dữ dội. Hắn chen qua đám người với những chiếc màn hình tivi và ra hành lang để tìm chút ánh nắng, cảnh biển, hay một cái gì đó thuộc về tự nhiên. Hắn đi về đông bắc của phòng tin tức, phía bức tường kính nhìn ra bến cảng, nhưng có vẻ như tất cả mọi người khác cũng đã tập trung về phía đó.
Bọn họ đang há miệng ra nhìn cái gì dưới kia?
Hassan thầm cầu nguyện với một nỗi sợ hãi kinh hoàng, Đừng, cầu trời, không phải là một chiếc máy bay nữa ở dưới đó.
Một cô gái phụ trách quay phim đang khóc.
Dù không muốn, hắn cũng nhìn xuống một cách chăm chú. Lúc đầu, mọi thứ có vẻ bình thường. Dưới là con đường cao tốc – một dải ruy băng nhựa đường thanh mảnh chạy vòng quanh những khu nhà hiện đại xây dọc bờ biển một cách tự hào. Trong thoáng chốc, nỗi sợ hãi của hắn như được giải tỏa.
Nhưng ngay sau đó, hắn nhận ra mình đã sai lầm.
Một nữ thư ký đang cả người run lên bần bật. “Ngoài kia. Có thấy không? Xa ngoài kia… đám khói ý. Vừa nãy còn ở trên trời. Nó vừa mới rơi…”
“Hãy để máy móc của chúng ngừng hoạt động,” vị Imam kia đã nói như vậy.
Bọn chúng đã làm thế nào để có thể phối hợp sắp xếp chuyện này? Có đến hàng trăm người trong những chiếc máy bay kia. Chính mình cũng vừa mới bay tuần trước, Hassan tự hỏi chính mình.
Chuông điện thoại thi nhau réo trong phòng tin tức, nhưng các nhân viên vẫn đứng nguyên bên cửa sổ.
Một ai đó nói, “Vị Imam ấy vừa nói đến điều này…”
Một người khác nói, “Không, ông ta nói sẽ còn có nhiều vụ nữa. Ông ta nói các sự kiện ấy sẽ liên quan đến các nước, chứ không phải chỉ vài chiếc máy bay.”
Hassan chợt cảm thấy trái tim bị bóp nghẹt bởi một nỗi khiếp sợ thực sự. Ông ta đã nói chuyện này sẽ liên quan đến các chính phủ, liên quan đến quân đội. Ông ta đã nói sự sụp đổ sẽ diễn ra chỉ trong vài ngày nữa thôi.
Một thế giới có thể chuyển sang một kỷ nguyên mới, nhưng con người- phần lớn trong số họ- không nhìn thấy điều đó lúc nó xảy ra.
“Sẽ có một lời giải thích rõ ràng logic cho những sự kiện hôm nay,” Hassan hứa, tìm cách trấn an các nhân viên của mình. Nhưng cũng lúc đó, hắn đang nghĩ rằng, có lẽ sẽ không có lời giải thích nào cho logic. Có lẽ, Chúa trời là cách giải thích logic. Có lẽ một thời kỳ đen tối từng được nhắc đến trong kinh Koran đang xảy ra, và những sự kiện tương tự ngày hôm nay cũng đã từng xuất hiện trong kinh Thánh.
Và với cú điện thoại mà hắn nhận được ngay sau đó vài phút, nỗi kinh hoàng tăng vọt đến mức làm hắn có thể trụy tim.
“Người bạn cũ của anh đang nói đây,” một giọng nói quen thuộc thì thầm, “Anh đã truyền đi câu chuyện nhỏ kia chứ? Anh đã nói với những người bạn ở nước ngoài về cái hang động kia phải không?”
(1) tác giả liên hệ đến các biệt thự trên dải đảo nhân tạo ở Dubai – tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) – google “Dubai houses” hoặc xem http://www.dubaipropertygroup.com/ chẳng hạn như cái này:
(2) Tums: một loại kẹo thuốc cung cấp canxi
(3) Imam: người lãnh đạo nhà thờ (Hồi giáo) hoặc lãnh đạo tinh thần một cộng đồng Hồi giáo nhỏ; tương đương với phương trượng chùa (Phật giáo) hay thày tu/mục sư (pastor/priest) nhà thờ Thiên chúa giáo.
(4) thành phố McLean bang Virginia nước Mỹ, nơi có trụ sở của CIA
(5) dặm = ~1.6 km, nhưng mà chỉ có nước Mỹ mới dùng dặm thôi, sửa lại thành km cho hợp với Pakistan
(6) fatwa: lời giảng của một giáo sĩ Hồi giáo giải thích ý nghĩa kinh Koran.
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương III
Dịch: lostinstranlation
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương III
Dịch: lostinstranlation
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
BA
Ngày ba mươi tháng Mười, hai ngày sau khi cơn dịch bùng nổ
Cho tới đêm trước lễ Halloween, tức sáu mươi ba giờ sau năm vụ rơi máy bay, không có thêm vụ rơi máy bay nào mới xảy ra. Mức báo động khủng bố vẫn ở mức cao nhất nhưng các nhà làm chính trị ở Washington đã cảm thấy dễ thở hơn. Các chuyến bay đã hoạt động trở lại. An ninh được tăng cường ở các phi trường. Một vị Imam ở Pakistan, theo đánh giá của các chuyên gia tình báo, đã phóng đại lời đe doạ, các tổ chức khủng bố vẫn thường hay tung hỏa mù như vậy.
Gregory Gillette, một chuyên gia dịch tễ ba mươi chín tuổi sống ở khu tây bắc của Washington DC, đang nướng xúc xích và thịt bò băm viên cho những người láng giềng của mình đang sắp hàng chờ ngoài cửa.
Anh đang nghỉ ngơi sau hai ngày căng thẳng bàn thảo tình hình chiến tranh ở Lầu Năm Góc để chuẩn bị đối phó với các vụ tấn công sinh học, chờ đợi làn sóng khủng bố được dự báo bởi đài truyền hình Al Jazeera. Việc bàn thảo sắp xếp chuẩn bị mọi thứ từ thuốc men dự trữ, cho tới việc sơ tán người trong công sở và khách sạn sao cho trật tự, chuẩn bị các phòng thí nghiệm kiểm tra bào tử bệnh than, và giường bệnh trong bệnh viện phải luôn sẵn sàng.
Lúc này Gillette chỉ mong hai người bạn thân nhất của anh ngừng cãi nhau về những vụ máy bay rơi. Cuộc tranh luận là cần thiết, nhưng hai người lại tranh luận hăng và to tiếng quá, dọa chết khiếp những cậu bé trong hàng chờ lấy thức ăn.
“Nói thật nhé,” Les Higuera nói, “các chuyên gia đã kiểm tra tất cả các máy bay trong nước. Họ kiểm tra từng động cơ một. Không có vấn đề gì với chúng cả, vì thế các chuyến bay đã được phép cất cánh trở lại.”
Les là người chịu trách nhiệm sản xuất Newsline – một chương trình mới của đài truyền hình ABC. To con, ngăm ngăm đen và dễ bị kích động, anh chàng này thường biết được những tin nóng và quan trọng sớm hơn những người khác trong khu phố.
“Chính phủ lẽ ra phải đình chỉ tất cả các chuyến bay cho đến khi thợ lặn tìm được những chiếc máy bay bị rơi. Sau khi tìm được nguyên nhân, ai đó phải có lời giải thích rõ ràng tại sao chuyện này lại xảy ra,” Bob Cantoni ngắt lời. Bob hai mươi chín tuổi, từng là lính thủy đánh bộ, một người vận động hành lang tích cực cho Hội Súng trường toàn quốc, và là một người ủng hộ tự do chính trị cho mọi vấn đề ngoại trừ việc kiểm soát súng. Anh ta là người duy nhất trong khu phố sở hữu vũ khí, một khẩu shotgun Remington, và một khẩu 9 mili Sig Sauer. “Cái gã điên ở Pakistan đã dự báo những cuộc tấn công còn lớn hơn thế.” Bob nói tiếp.
“Anh muốn bọn khủng bố điều khiển và quyết định cách sống của chúng ta?” Bob chất vấn.
Greg nói nhỏ, “Chúng ta có thể thảo luận những chuyện này sau.”
Buổi liên hoan mùa thu đêm chủ nhật hàng năm của phố Marion rất vui vẻ, và nhộn nhịp. Gillette đang tận hưởng nó với những người anh yêu quý, ở một nơi rất xa khỏi cái khu nhà xe kéo Georgia, nơi mà anh đã được sinh ra, cách xa nhà cha mẹ nuôi nơi mà anh đã lớn lên, và cũng cách rất xa những trung tâm quản giáo (trại giam cho trẻ vị thành niên) - nơi mà anh đã trải qua phần lớn tuổi thơ của mình.
Chỉ cách Nhà Trắng có sáu kilomet, khu phố Marion ngắn và rợp bóng mát, chỉ có 8 gia đình nhỏ. Một căn kiểu Tudor của Anh nhỏ xíu. Căn nhà gạch của gia đình Gillette theo kiểu dáng giống toà nhà của chính phủ liên bang. Một vài căn nhà nhỏ một tầng và những căn nhà liền vách được nâng cấp. Nhìn vào, khu phố thực sự không gì đặc biệt. Có lẽ đó chính là lý do anh yêu thích nó. Anh đã làm việc ở rất nhiều nơi đầy tai ương hỗn loạn - gây ra bởi hạn hán, dịch sốt rét, dịch tả - Marion vì thế với anh như là một thiên đường.
Lúc này, giao thông ra vào khu phố ở cả hai đầu đều bị chặn lại bởi những bàn cưa gỗ. Đèn lồng giấy màu cam và xanh dương được treo trên những cây sồi và cây thông, và những quả bí ngô rỗng ruột được khoét hình đầu lâu thắp nến bên trong đang nở những nụ cười nhăn nhở nằm trên các bậc cửa. “Hàng ăn Mễ Tây Cơ” được mở trên đường vào nhà của Higuera. “quán bar rượu” thì ở hiên nhà của Cantoni. “Quầy đồ ăn tráng miệng” thì được sắp ở đường vào nhà của Eleanor Holmes, một vị thẩm phán của thành phố, cùng với chồng tên là Joe, một tay thầu xây dựng.
“In the Mood”- bài nhạc jazz của thời đại nhạc swing, được phát ra từ bộ loa đủ dịu để không làm phiền các hộ gia đình ở khu Ingomar bên cạnh, nhưng cũng đủ lớn cho mọi người cùng nhảy trên phố. Gillette nhìn thấy vợ mình, Marisa – một cô giáo, đang nhảy hết mình với Paulo, đứa con trai nuôi mười hai tuổi, và Annie, đứa con gái nuôi mười bốn tuổi. Annie nhảy trông rất đẹp mắt.
Mình là một người đàn ông may mắn, anh tự nghĩ.
Les lại lôi chuyện về những vụ rơi máy bay ra bàn cãi. “Tại sao tất cả những chiếc máy bay đó lại rơi xuống biển ở ngoài khơi? Bởi vì như thế người ta sẽ không tìm được những chiếc hộp đen có chứa những dữ liệu kỹ thuật của chiếc máy khi xảy ra tai nạn.”
Trời cuối thu nhưng hôm nay nhiệt độ khá ấm áp. Sao bắt đầu mọc, lá cây đã loáng thoáng điểm màu vàng ruộm. Gillette là cựu sinh viên của trường đại học Georgia Tech theo diện học bổng quân đội (ROTC) và cũng là cựu sinh viên y khoa của trường đại học Georgetown, người gầy, cao mảnh khảnh, mặt tàn nhang với một vết sẹo dưới mắt trái, dấu vết của vụ ngã xe gắn máy mà anh ăn trộm hồi niên thiếu, khi tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát. Anh có mái tóc đen dày và cặp mắt màu xanh nước biển – mà Marisa hay thường khen: “một sự kết hợp chết người.” Anh trông đẹp trai mỗi khi anh cười, ngay cả lúc đang đeo tạp dề làm đầu bếp. Chẳng hạn như bây giờ.
Cuộc đời của Gillette bước sang một trang mới ở tuổi mười sáu, khi trại giam mà anh đang bị quản thúc có dịch bệnh lao. Tất cả mọi người từ bạn tù cho tới quản giáo, từ những người mà anh kinh khiếp hay kính trọng lúc đó – tất thảy đều run rẩy sợ hãi. Chỉ có vị bác sĩ đến từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh quốc gia (CDC) – Wilbur Larch- là giữ được bình tĩnh.
Mình muốn lớn lên giống như bác ấy, cậu bé mười sáu tuổi đã quyết định như vậy, và ở lại xin được giúp việc, trong lúc những đứa trẻ khỏe mạnh khác được sơ tán khỏi trại giam. Bác sĩ Larch lúc đầu từ chối, nhưng sau đó bắt đầu giúp đỡ anh, thu xếp cho anh làm việc hè tại CDC, xin giảm điều kiện nhập học khi vào đại học và trường y. Bác sĩ Larch đã trở thành người thày hướng dẫn (mentor) của anh.
Lúc này, mọi người lại lo lắng quay lại bàn thảo chủ đề xoay quanh những vụ máy bay rơi vừa rồi. Thẩm phán Holmes nói “Tất cả các máy bay rơi đều có chặng dừng chân ở Riyadh. Bọn khủng bố rõ ràng đã làm trò khỉ gì đó với động cơ máy bay.”
“Tôi được biết rằng sân bay Riyadh đã bị đóng cửa, và có ba người làm việc ở đấy bị tạm giam,” Chris Van Horne nói. Ông là linh mục của nhà thờ St. Paul thuộc giáo hội tin lành Lutheran, sống cách Gillette ba căn hộ, người nhỏ thó, đầu hói, và nói to, hai tai đều phải đeo máy trợ thính.
Mọi người đang sắp hàng cả người lớn lẫn trẻ con, đều ngó lên nhìn trời. Một đêm trăng tròn, sáng, trời không gợn chút mây. Gillette nhìn rõ những ánh đèn xanh đỏ trên những chiếc máy bay đang hướng về phi trường Reagan.
Bob Cantoni rùng mình: “Les, cái kênh truyền hình của anh cứ chiếu đi chiếu lại mấy lời nói cuối cùng từ các khoang lái máy bay. ‘Động cơ số một đã ngưng hoạt động. Động cơ số bốn đã ngưng hoạt động.’ Chúa ơi, chúng ta đã có thể là những hành khách ngồi trên mấy chiếc máy bay đó. Có đến hơn một ngàn người …”
“Thôi đủ rồi,” Gillete nghiêm nghị nói. “Theo các anh thì ai sẽ thắng trong trận đấu đêm mai? Da đỏ hay Khổng lồ? (1)
“Tôi bắt đội nào mà không đình công,” Bob nói.
Les ngắt lời, “Tại sao mấy tay chơi bóng bầu dục lại không được phép đình công như mọi người khác, hả lão phát xít kia?”
Vẫn như mọi khi, cánh đàn ông vừa dời đi vừa tiếp tục tranh cãi.
Đứng sắp hàng ngay sau họ lấy thức ăn là Grace Kline, cô bé 9 tuổi nhỏ nhắn ở phía dưới cách nhà Gillette hai căn. Cô bé đã có cảm tình và bắt đầu mê mẩn Paulo từ khi cu cậu hạ đo ván một đứa bắt nạt cô ở trường. Chris và Neil, bố mẹ của cô, đều là luật sư làm cho Sở Bảo vệ Môi trường.
“Có phải chú thực sự làm trong Hải quân không?” cô bé hỏi Gillette trong lúc đưa ra cái đĩa giấy để nhận đồ ăn. “Mẹ cháu nói vậy.”
“Nói thế cũng đúng đó.”
“Cháu lại tưởng chú là một bác sĩ.”
“Một loại bác sĩ đặc biệt, cháu cưng ạ. À như vầy, khi có người ốm, có những lúc thậm chí các bác sĩ cũng không biết làm thế nào để họ khá hơn thì chú sẽ đi tìm nguyên nhân. Chú làm cho một cơ quan của chính phủ hay đúng hơn là một bộ phận trực thuộc Hải quân. Bọn chú chuyên đi săn tìm các mầm bệnh.”
“Chú có phải mặc đồng phục không?”
“Thỉnh thoảng thôi.”
“Chú là đô đốc hải quân hả?”
“Một trung tá hải quân thôi.” Gillette cười vang.
“Chú có súng chứ?”
“Chú có một chiếc kính hiển vi. Cứ sang nhà chú nếu cháu muốn hỏi thêm, và chú sẽ giải thích cho. Còn nhiều người đang đói sắp hàng sau cháu đấy. Cháu muốn bánh mì kẹp xúc xích hay kẹp thịt bò băm, Grace?”
“Mẹ cháu nói mọi người trong khu phố ai cũng làm bạn với nhau là nhờ chú. Chú biến khu phố này thành một khu làng của riêng chúng ta.”
Cô bé bước đi, miệng gặm một miếng thịt bò băm viên đầy mù tạt, còn Gillette gạt sự bất an về những vụ rơi máy bay ra khỏi đầu. Cô bé nói đúng về khu phố Marion, nó đã vô tình trở thành ngôi làng mà cư dân gọi thành làng Marion (2), nằm gần phố Connecticut và cắt phố Nebraska. Trạm cứu hỏa gần nhất cách hai khu phố, đối diện với cửa hàng dược phẩm CVS. Những hàng ăn, cửa hàng, và trạm xăng gần nhất cùng nằm gần nhau trong một khu phố, cách căn nhà gạch của anh bốn phút đi bộ.
Vô hình chung, nhiệm vụ của Gillette là giữ cho khu phố được an toàn.
Những đứa trẻ con của làng Marion luôn luôn đi bộ tới Montessori hay các trường tiểu học công lập đằng sau trạm cứu hỏa. Có ba nhà thờ ở gần đấy, một vài căn hộ cổ, một rạp chiếu phim, một nhà sách, và một vài văn phòng bác sĩ.
Mọi người ở đây biết giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến người khác, đến những đứa trẻ khác trong khu.
Cũng có một vài xích mích, tất nhiên, nhưng phần lớn là một cuộc sống thoải mái dễ chịu. Tạp chí “Người Washington” đã đánh giá khu phố là “tuyệt nhất toàn nước Mỹ.” Kể cả trong giờ cao điểm, cư dân khu phố làm việc cho chính phủ cũng có thể dễ dàng lái lên trung tâm thành phố, trong số đó có người được coi là lãnh đạo của khu phố này. Gillette.
"Ôi, bác sĩ Gillette. Có ai đó đã lấy trộm cái máy thổi lá cây mới mua của tôi ở trong ga-ra," Alice Lee, người đứng kế tiếp trong hàng, than vãn. Bà là một quả phụ và hiện làm bán thời gian cho cửa hàng sách Politics & Prose, còn trước đấy bà là nghệ sĩ violin của dàn nhạc giao hưởng quốc gia. "Cái máy bỗng nhiên ngừng chạy. Tôi chạy vào trong nhà để gọi cho bọn Sears (3). Khi tôi quay ra thì nó đã biến mất. Ai có thể đi trộm một cái máy thổi lá cây chứ?"
"Chắc là ai đó ở 5110 Connecticut," Gillette đoán và thở dài, nghĩ đến cái khu nhà chuyên gây ra những rắc rối của khu vực này.
Re...e..nggg, tiếng chuông điện thoại trong bếp của anh vang lên qua cửa sổ để mở. Anh lờ đi. Những cú gọi khẩn cấp không được gọi qua số điện thoại nhà cố định, mà phải vào số di động đặc biệt do Lầu Năm Góc cung cấp.
"Anh có phiền với một câu hỏi riêng tư không? Thường thì phải ba ly rượu gin pha, nếu mới uống có hai ly, em sẽ không tò mò thọc mạch vào chuyện người khác đâu," một cô gái tóc vàng có vẻ chuếnh choáng cười khúc khích nói, tay thậm chí chẳng có cái đĩa thức ăn nào. Đó là Gail Hansen, chủ một cửa hàng tranh ở phố P, người thường xuyên trêu chọc tán tỉnh Gillette. Cô nàng thường lượn quanh nhà anh khi thấy anh ở ngoài sân, gọi điện nhờ giúp đỡ nếu nhà của cô bị hỏng hay vỡ gì đó, hay mời anh và bọn trẻ sang ăn tối mỗi lần Marisa lên Vermont thăm cha mẹ.
"Gail, anh biết em rất ghét những chuyện thọc mạch."
"Em hay tự hỏi, tại sao anh lại nhận con nuôi thay vì có con cho riêng mình? Ý em là, với cô vợ xinh đẹp của anh đó?"
"Anh đã yêu chúng ngay tức thì khi anh gặp chúng, Annie ở Sudan, Paulo ở Brazil," Gillette đáp, nhưng nửa còn lại của câu trả lời là, bọn anh không thể sinh con một cách tự nhiên, có được hai đứa trẻ kia là một hạnh phúc may mắn vô cùng.
Chọn bánh mì thịt bò băm thì đủ loại câu hỏi. Chọn xúc xích thì đủ lời nói đùa.
“Tạp chí Smithsonian có bài “Người săn tìm vi khuẩn” viết về anh có đúng không? Việc anh đã chặn đứng được một vụ dịch ở căn cứ Không quân ở Phillipines? Việc anh được thư khen của tổng thống?"
Anh nhớ lại một khu bệnh viện với hàng chục đàn ông phụ nữ bị bệnh; người co giật, miệng rên rỉ, mất trí. Thiếu tá Novak và mình đã tìm được nguồn của bệnh brucella (4) là từ một nhân viên phục vụ nhà ăn, và bọn anh đã dùng doxycycline - một thành phần trong thuốc trụ sinh Tê-tra - để trị dứt bệnh dịch.
Bất kỳ ý nghĩ nào về thiếu tá Theresa Novak là Gillette lại cảm thấy lúng túng ngượng nghịu, và lần này cũng vậy.
“Anh chỉ là một công chức tẻ nhạt mà thôi,” Gillette đáp. Được bổ sung từ Trung tâm Kiểm Dịch quốc gia sang giúp bên Phòng chống vũ khí sinh học.
Điện thoại trong nhà vẫn không ngừng reo. Có lẽ mình nên vào trả lời, đưa cái nĩa nướng thịt cho ai đó…
Nhưng rồi anh nhìn thấy một nữ cảnh sát đang đi bộ về phía mình. Một cảnh sát khu vực và cũng là công dân của khu làng Marion. Cảnh sát viên Danyla là một người mẹ độc thân (có con nhưng không lập gia đình) mà Gillette giúp đỡ hè năm ngoái; anh đăng ký cho con của cô, một cậu bé bị bệnh xơ cứng tủy não, tham gia vào một chương trình trị bệnh thí điểm được tài trợ bởi Quỹ khoa học quốc gia.
“Chúng tôi đã tìm ra xe đạp của Paulo, Greg ạ. Anh có muốn đi gặp kẻ tình nghi không? Nhưng mà chúng ta sẽ phải đi bộ. Xe của đội chúng tôi vừa chết máy. Một nửa số xe của đơn vị không hoạt động. Ông chỉ huy trưởng của đơn vị cho là ai đó đã bỏ đường vào bình xăng, nhưng tôi không hiểu làm thế nào bọn phá hoại có thể chui vào bãi đậu của cảnh sát được.”
Trong những giờ phút cuối cùng của một ngày êm ả, những chuyện rắc rối như vậy là những vấn đề xấu nhất Gillette phải đối mặt.
Một chiếc xe đạp bị mất cắp. Một chiếc máy thổi lá cây bị ăn trộm. Một cảnh sát phải đi bộ vì xe bị hỏng.
Chú thích:
(1) ‘Skins hay Redskins: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thủ đô Washington D.C.
Giants: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thành phố New York
(2) Marionville
(3) Sears - một hệ thống cửa hàng lớn bán đồ gia dụng
(4) khuẩn brucella, gây sốt cao và đau đầu truyền từ thịt sữa động vật có nhiễm khuẩn, có thời được Mỹ phát triển thành một loại vũ khí sinh học.
Ngày ba mươi tháng Mười, hai ngày sau khi cơn dịch bùng nổ
Cho tới đêm trước lễ Halloween, tức sáu mươi ba giờ sau năm vụ rơi máy bay, không có thêm vụ rơi máy bay nào mới xảy ra. Mức báo động khủng bố vẫn ở mức cao nhất nhưng các nhà làm chính trị ở Washington đã cảm thấy dễ thở hơn. Các chuyến bay đã hoạt động trở lại. An ninh được tăng cường ở các phi trường. Một vị Imam ở Pakistan, theo đánh giá của các chuyên gia tình báo, đã phóng đại lời đe doạ, các tổ chức khủng bố vẫn thường hay tung hỏa mù như vậy.
Gregory Gillette, một chuyên gia dịch tễ ba mươi chín tuổi sống ở khu tây bắc của Washington DC, đang nướng xúc xích và thịt bò băm viên cho những người láng giềng của mình đang sắp hàng chờ ngoài cửa.
Anh đang nghỉ ngơi sau hai ngày căng thẳng bàn thảo tình hình chiến tranh ở Lầu Năm Góc để chuẩn bị đối phó với các vụ tấn công sinh học, chờ đợi làn sóng khủng bố được dự báo bởi đài truyền hình Al Jazeera. Việc bàn thảo sắp xếp chuẩn bị mọi thứ từ thuốc men dự trữ, cho tới việc sơ tán người trong công sở và khách sạn sao cho trật tự, chuẩn bị các phòng thí nghiệm kiểm tra bào tử bệnh than, và giường bệnh trong bệnh viện phải luôn sẵn sàng.
Lúc này Gillette chỉ mong hai người bạn thân nhất của anh ngừng cãi nhau về những vụ máy bay rơi. Cuộc tranh luận là cần thiết, nhưng hai người lại tranh luận hăng và to tiếng quá, dọa chết khiếp những cậu bé trong hàng chờ lấy thức ăn.
“Nói thật nhé,” Les Higuera nói, “các chuyên gia đã kiểm tra tất cả các máy bay trong nước. Họ kiểm tra từng động cơ một. Không có vấn đề gì với chúng cả, vì thế các chuyến bay đã được phép cất cánh trở lại.”
Les là người chịu trách nhiệm sản xuất Newsline – một chương trình mới của đài truyền hình ABC. To con, ngăm ngăm đen và dễ bị kích động, anh chàng này thường biết được những tin nóng và quan trọng sớm hơn những người khác trong khu phố.
“Chính phủ lẽ ra phải đình chỉ tất cả các chuyến bay cho đến khi thợ lặn tìm được những chiếc máy bay bị rơi. Sau khi tìm được nguyên nhân, ai đó phải có lời giải thích rõ ràng tại sao chuyện này lại xảy ra,” Bob Cantoni ngắt lời. Bob hai mươi chín tuổi, từng là lính thủy đánh bộ, một người vận động hành lang tích cực cho Hội Súng trường toàn quốc, và là một người ủng hộ tự do chính trị cho mọi vấn đề ngoại trừ việc kiểm soát súng. Anh ta là người duy nhất trong khu phố sở hữu vũ khí, một khẩu shotgun Remington, và một khẩu 9 mili Sig Sauer. “Cái gã điên ở Pakistan đã dự báo những cuộc tấn công còn lớn hơn thế.” Bob nói tiếp.
“Anh muốn bọn khủng bố điều khiển và quyết định cách sống của chúng ta?” Bob chất vấn.
Greg nói nhỏ, “Chúng ta có thể thảo luận những chuyện này sau.”
Buổi liên hoan mùa thu đêm chủ nhật hàng năm của phố Marion rất vui vẻ, và nhộn nhịp. Gillette đang tận hưởng nó với những người anh yêu quý, ở một nơi rất xa khỏi cái khu nhà xe kéo Georgia, nơi mà anh đã được sinh ra, cách xa nhà cha mẹ nuôi nơi mà anh đã lớn lên, và cũng cách rất xa những trung tâm quản giáo (trại giam cho trẻ vị thành niên) - nơi mà anh đã trải qua phần lớn tuổi thơ của mình.
Chỉ cách Nhà Trắng có sáu kilomet, khu phố Marion ngắn và rợp bóng mát, chỉ có 8 gia đình nhỏ. Một căn kiểu Tudor của Anh nhỏ xíu. Căn nhà gạch của gia đình Gillette theo kiểu dáng giống toà nhà của chính phủ liên bang. Một vài căn nhà nhỏ một tầng và những căn nhà liền vách được nâng cấp. Nhìn vào, khu phố thực sự không gì đặc biệt. Có lẽ đó chính là lý do anh yêu thích nó. Anh đã làm việc ở rất nhiều nơi đầy tai ương hỗn loạn - gây ra bởi hạn hán, dịch sốt rét, dịch tả - Marion vì thế với anh như là một thiên đường.
Lúc này, giao thông ra vào khu phố ở cả hai đầu đều bị chặn lại bởi những bàn cưa gỗ. Đèn lồng giấy màu cam và xanh dương được treo trên những cây sồi và cây thông, và những quả bí ngô rỗng ruột được khoét hình đầu lâu thắp nến bên trong đang nở những nụ cười nhăn nhở nằm trên các bậc cửa. “Hàng ăn Mễ Tây Cơ” được mở trên đường vào nhà của Higuera. “quán bar rượu” thì ở hiên nhà của Cantoni. “Quầy đồ ăn tráng miệng” thì được sắp ở đường vào nhà của Eleanor Holmes, một vị thẩm phán của thành phố, cùng với chồng tên là Joe, một tay thầu xây dựng.
“In the Mood”- bài nhạc jazz của thời đại nhạc swing, được phát ra từ bộ loa đủ dịu để không làm phiền các hộ gia đình ở khu Ingomar bên cạnh, nhưng cũng đủ lớn cho mọi người cùng nhảy trên phố. Gillette nhìn thấy vợ mình, Marisa – một cô giáo, đang nhảy hết mình với Paulo, đứa con trai nuôi mười hai tuổi, và Annie, đứa con gái nuôi mười bốn tuổi. Annie nhảy trông rất đẹp mắt.
Mình là một người đàn ông may mắn, anh tự nghĩ.
Les lại lôi chuyện về những vụ rơi máy bay ra bàn cãi. “Tại sao tất cả những chiếc máy bay đó lại rơi xuống biển ở ngoài khơi? Bởi vì như thế người ta sẽ không tìm được những chiếc hộp đen có chứa những dữ liệu kỹ thuật của chiếc máy khi xảy ra tai nạn.”
Trời cuối thu nhưng hôm nay nhiệt độ khá ấm áp. Sao bắt đầu mọc, lá cây đã loáng thoáng điểm màu vàng ruộm. Gillette là cựu sinh viên của trường đại học Georgia Tech theo diện học bổng quân đội (ROTC) và cũng là cựu sinh viên y khoa của trường đại học Georgetown, người gầy, cao mảnh khảnh, mặt tàn nhang với một vết sẹo dưới mắt trái, dấu vết của vụ ngã xe gắn máy mà anh ăn trộm hồi niên thiếu, khi tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát. Anh có mái tóc đen dày và cặp mắt màu xanh nước biển – mà Marisa hay thường khen: “một sự kết hợp chết người.” Anh trông đẹp trai mỗi khi anh cười, ngay cả lúc đang đeo tạp dề làm đầu bếp. Chẳng hạn như bây giờ.
Cuộc đời của Gillette bước sang một trang mới ở tuổi mười sáu, khi trại giam mà anh đang bị quản thúc có dịch bệnh lao. Tất cả mọi người từ bạn tù cho tới quản giáo, từ những người mà anh kinh khiếp hay kính trọng lúc đó – tất thảy đều run rẩy sợ hãi. Chỉ có vị bác sĩ đến từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh quốc gia (CDC) – Wilbur Larch- là giữ được bình tĩnh.
Mình muốn lớn lên giống như bác ấy, cậu bé mười sáu tuổi đã quyết định như vậy, và ở lại xin được giúp việc, trong lúc những đứa trẻ khỏe mạnh khác được sơ tán khỏi trại giam. Bác sĩ Larch lúc đầu từ chối, nhưng sau đó bắt đầu giúp đỡ anh, thu xếp cho anh làm việc hè tại CDC, xin giảm điều kiện nhập học khi vào đại học và trường y. Bác sĩ Larch đã trở thành người thày hướng dẫn (mentor) của anh.
Lúc này, mọi người lại lo lắng quay lại bàn thảo chủ đề xoay quanh những vụ máy bay rơi vừa rồi. Thẩm phán Holmes nói “Tất cả các máy bay rơi đều có chặng dừng chân ở Riyadh. Bọn khủng bố rõ ràng đã làm trò khỉ gì đó với động cơ máy bay.”
“Tôi được biết rằng sân bay Riyadh đã bị đóng cửa, và có ba người làm việc ở đấy bị tạm giam,” Chris Van Horne nói. Ông là linh mục của nhà thờ St. Paul thuộc giáo hội tin lành Lutheran, sống cách Gillette ba căn hộ, người nhỏ thó, đầu hói, và nói to, hai tai đều phải đeo máy trợ thính.
Mọi người đang sắp hàng cả người lớn lẫn trẻ con, đều ngó lên nhìn trời. Một đêm trăng tròn, sáng, trời không gợn chút mây. Gillette nhìn rõ những ánh đèn xanh đỏ trên những chiếc máy bay đang hướng về phi trường Reagan.
Bob Cantoni rùng mình: “Les, cái kênh truyền hình của anh cứ chiếu đi chiếu lại mấy lời nói cuối cùng từ các khoang lái máy bay. ‘Động cơ số một đã ngưng hoạt động. Động cơ số bốn đã ngưng hoạt động.’ Chúa ơi, chúng ta đã có thể là những hành khách ngồi trên mấy chiếc máy bay đó. Có đến hơn một ngàn người …”
“Thôi đủ rồi,” Gillete nghiêm nghị nói. “Theo các anh thì ai sẽ thắng trong trận đấu đêm mai? Da đỏ hay Khổng lồ? (1)
“Tôi bắt đội nào mà không đình công,” Bob nói.
Les ngắt lời, “Tại sao mấy tay chơi bóng bầu dục lại không được phép đình công như mọi người khác, hả lão phát xít kia?”
Vẫn như mọi khi, cánh đàn ông vừa dời đi vừa tiếp tục tranh cãi.
Đứng sắp hàng ngay sau họ lấy thức ăn là Grace Kline, cô bé 9 tuổi nhỏ nhắn ở phía dưới cách nhà Gillette hai căn. Cô bé đã có cảm tình và bắt đầu mê mẩn Paulo từ khi cu cậu hạ đo ván một đứa bắt nạt cô ở trường. Chris và Neil, bố mẹ của cô, đều là luật sư làm cho Sở Bảo vệ Môi trường.
“Có phải chú thực sự làm trong Hải quân không?” cô bé hỏi Gillette trong lúc đưa ra cái đĩa giấy để nhận đồ ăn. “Mẹ cháu nói vậy.”
“Nói thế cũng đúng đó.”
“Cháu lại tưởng chú là một bác sĩ.”
“Một loại bác sĩ đặc biệt, cháu cưng ạ. À như vầy, khi có người ốm, có những lúc thậm chí các bác sĩ cũng không biết làm thế nào để họ khá hơn thì chú sẽ đi tìm nguyên nhân. Chú làm cho một cơ quan của chính phủ hay đúng hơn là một bộ phận trực thuộc Hải quân. Bọn chú chuyên đi săn tìm các mầm bệnh.”
“Chú có phải mặc đồng phục không?”
“Thỉnh thoảng thôi.”
“Chú là đô đốc hải quân hả?”
“Một trung tá hải quân thôi.” Gillette cười vang.
“Chú có súng chứ?”
“Chú có một chiếc kính hiển vi. Cứ sang nhà chú nếu cháu muốn hỏi thêm, và chú sẽ giải thích cho. Còn nhiều người đang đói sắp hàng sau cháu đấy. Cháu muốn bánh mì kẹp xúc xích hay kẹp thịt bò băm, Grace?”
“Mẹ cháu nói mọi người trong khu phố ai cũng làm bạn với nhau là nhờ chú. Chú biến khu phố này thành một khu làng của riêng chúng ta.”
Cô bé bước đi, miệng gặm một miếng thịt bò băm viên đầy mù tạt, còn Gillette gạt sự bất an về những vụ rơi máy bay ra khỏi đầu. Cô bé nói đúng về khu phố Marion, nó đã vô tình trở thành ngôi làng mà cư dân gọi thành làng Marion (2), nằm gần phố Connecticut và cắt phố Nebraska. Trạm cứu hỏa gần nhất cách hai khu phố, đối diện với cửa hàng dược phẩm CVS. Những hàng ăn, cửa hàng, và trạm xăng gần nhất cùng nằm gần nhau trong một khu phố, cách căn nhà gạch của anh bốn phút đi bộ.
Vô hình chung, nhiệm vụ của Gillette là giữ cho khu phố được an toàn.
Những đứa trẻ con của làng Marion luôn luôn đi bộ tới Montessori hay các trường tiểu học công lập đằng sau trạm cứu hỏa. Có ba nhà thờ ở gần đấy, một vài căn hộ cổ, một rạp chiếu phim, một nhà sách, và một vài văn phòng bác sĩ.
Mọi người ở đây biết giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến người khác, đến những đứa trẻ khác trong khu.
Cũng có một vài xích mích, tất nhiên, nhưng phần lớn là một cuộc sống thoải mái dễ chịu. Tạp chí “Người Washington” đã đánh giá khu phố là “tuyệt nhất toàn nước Mỹ.” Kể cả trong giờ cao điểm, cư dân khu phố làm việc cho chính phủ cũng có thể dễ dàng lái lên trung tâm thành phố, trong số đó có người được coi là lãnh đạo của khu phố này. Gillette.
"Ôi, bác sĩ Gillette. Có ai đó đã lấy trộm cái máy thổi lá cây mới mua của tôi ở trong ga-ra," Alice Lee, người đứng kế tiếp trong hàng, than vãn. Bà là một quả phụ và hiện làm bán thời gian cho cửa hàng sách Politics & Prose, còn trước đấy bà là nghệ sĩ violin của dàn nhạc giao hưởng quốc gia. "Cái máy bỗng nhiên ngừng chạy. Tôi chạy vào trong nhà để gọi cho bọn Sears (3). Khi tôi quay ra thì nó đã biến mất. Ai có thể đi trộm một cái máy thổi lá cây chứ?"
"Chắc là ai đó ở 5110 Connecticut," Gillette đoán và thở dài, nghĩ đến cái khu nhà chuyên gây ra những rắc rối của khu vực này.
Re...e..nggg, tiếng chuông điện thoại trong bếp của anh vang lên qua cửa sổ để mở. Anh lờ đi. Những cú gọi khẩn cấp không được gọi qua số điện thoại nhà cố định, mà phải vào số di động đặc biệt do Lầu Năm Góc cung cấp.
"Anh có phiền với một câu hỏi riêng tư không? Thường thì phải ba ly rượu gin pha, nếu mới uống có hai ly, em sẽ không tò mò thọc mạch vào chuyện người khác đâu," một cô gái tóc vàng có vẻ chuếnh choáng cười khúc khích nói, tay thậm chí chẳng có cái đĩa thức ăn nào. Đó là Gail Hansen, chủ một cửa hàng tranh ở phố P, người thường xuyên trêu chọc tán tỉnh Gillette. Cô nàng thường lượn quanh nhà anh khi thấy anh ở ngoài sân, gọi điện nhờ giúp đỡ nếu nhà của cô bị hỏng hay vỡ gì đó, hay mời anh và bọn trẻ sang ăn tối mỗi lần Marisa lên Vermont thăm cha mẹ.
"Gail, anh biết em rất ghét những chuyện thọc mạch."
"Em hay tự hỏi, tại sao anh lại nhận con nuôi thay vì có con cho riêng mình? Ý em là, với cô vợ xinh đẹp của anh đó?"
"Anh đã yêu chúng ngay tức thì khi anh gặp chúng, Annie ở Sudan, Paulo ở Brazil," Gillette đáp, nhưng nửa còn lại của câu trả lời là, bọn anh không thể sinh con một cách tự nhiên, có được hai đứa trẻ kia là một hạnh phúc may mắn vô cùng.
Chọn bánh mì thịt bò băm thì đủ loại câu hỏi. Chọn xúc xích thì đủ lời nói đùa.
“Tạp chí Smithsonian có bài “Người săn tìm vi khuẩn” viết về anh có đúng không? Việc anh đã chặn đứng được một vụ dịch ở căn cứ Không quân ở Phillipines? Việc anh được thư khen của tổng thống?"
Anh nhớ lại một khu bệnh viện với hàng chục đàn ông phụ nữ bị bệnh; người co giật, miệng rên rỉ, mất trí. Thiếu tá Novak và mình đã tìm được nguồn của bệnh brucella (4) là từ một nhân viên phục vụ nhà ăn, và bọn anh đã dùng doxycycline - một thành phần trong thuốc trụ sinh Tê-tra - để trị dứt bệnh dịch.
Bất kỳ ý nghĩ nào về thiếu tá Theresa Novak là Gillette lại cảm thấy lúng túng ngượng nghịu, và lần này cũng vậy.
“Anh chỉ là một công chức tẻ nhạt mà thôi,” Gillette đáp. Được bổ sung từ Trung tâm Kiểm Dịch quốc gia sang giúp bên Phòng chống vũ khí sinh học.
Điện thoại trong nhà vẫn không ngừng reo. Có lẽ mình nên vào trả lời, đưa cái nĩa nướng thịt cho ai đó…
Nhưng rồi anh nhìn thấy một nữ cảnh sát đang đi bộ về phía mình. Một cảnh sát khu vực và cũng là công dân của khu làng Marion. Cảnh sát viên Danyla là một người mẹ độc thân (có con nhưng không lập gia đình) mà Gillette giúp đỡ hè năm ngoái; anh đăng ký cho con của cô, một cậu bé bị bệnh xơ cứng tủy não, tham gia vào một chương trình trị bệnh thí điểm được tài trợ bởi Quỹ khoa học quốc gia.
“Chúng tôi đã tìm ra xe đạp của Paulo, Greg ạ. Anh có muốn đi gặp kẻ tình nghi không? Nhưng mà chúng ta sẽ phải đi bộ. Xe của đội chúng tôi vừa chết máy. Một nửa số xe của đơn vị không hoạt động. Ông chỉ huy trưởng của đơn vị cho là ai đó đã bỏ đường vào bình xăng, nhưng tôi không hiểu làm thế nào bọn phá hoại có thể chui vào bãi đậu của cảnh sát được.”
Trong những giờ phút cuối cùng của một ngày êm ả, những chuyện rắc rối như vậy là những vấn đề xấu nhất Gillette phải đối mặt.
Một chiếc xe đạp bị mất cắp. Một chiếc máy thổi lá cây bị ăn trộm. Một cảnh sát phải đi bộ vì xe bị hỏng.
o0o
Chú thích:
(1) ‘Skins hay Redskins: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thủ đô Washington D.C.
Giants: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thành phố New York
(2) Marionville
(3) Sears - một hệ thống cửa hàng lớn bán đồ gia dụng
(4) khuẩn brucella, gây sốt cao và đau đầu truyền từ thịt sữa động vật có nhiễm khuẩn, có thời được Mỹ phát triển thành một loại vũ khí sinh học.
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương III (phần 2)
Dịch: lostinstranlation
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương III (phần 2)
Dịch: lostinstranlation
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
“Cháu không có ăn trộm cái xe đạp. Cháu thấy nó nằm chỏng trơ trên phố nên mới lấy đi một chút thôi. Cháu đang định đi tìm chủ nhân của nó để trả lại đấy chứ.”
Có những góc trong vũ trụ mà những kẻ thối tha tụ họp, Gillette biết vậy, cho dù cái ý tưởng đó Einstein không hề lập thành một định luật của vật lý. Nhà 5-1-1-0 phố Connecticut, hay còn gọi là “Ốc đảo,” nhìn rất đẹp từ bên ngoài. Một khu nhà được xây dựng trước chiến tranh, đá rêu đen, với các tượng hình đầu thú và người theo kiểu gôtíc trên mái và vòm cửa sổ được làm bằng gạch. Nhìn lướt qua, nó không khác mấy những khu nhà tập thể hay cho thuê khác được chăm sóc tốt dọc trên khu phố. Nhưng Gillette biết ngôi nhà đang xuống cấp nghiêm trọng. Người chủ nhà mới của ngôi nhà đang cố gắng đẩy mấy người thuê nhà ra bằng cách giảm thiểu tối đa các loại sửa chữa, để hắn có thể chuyển 5110 thành khu nhà tập thể. Hệ thống điện bị hư một vài chỗ. Một vài hộ đã bị bỏ trống. Thang máy cần sửa chữa và bảo trì. Năm ngoái đã có hai vụ cháy từ những căn hộ bỏ trống.
Số phận của tòa nhà sẽ được tòa án phán quyết.
Có những cư dân đang phải chịu đựng tình trạng tồi tệ của khu nhà nhưng vẫn không dọn ra được, chẳng hạn như những người già, một là không thể tìm chỗ thuê nhà khác khả dĩ hơn, hai là ở lại bởi vì tòa án đã có lệnh cấm tăng tiền thuê nhà. Đôi khi họ quá chán nản không còn muốn để ý đến việc chuyển đi chỗ khác. Hoặc là hồ sơ tín dụng của họ quá kém, họ không đủ tiêu chuẩn để có thể mướn được chỗ khác tốt hơn.
Gần đây sự tồi tệ của khu nhà đã bắt đầu ảnh hưởng tới toàn bộ khu phố lân cận. Đầu tiên là việc cảnh sát bắt giữ một người phụ tá của một Thượng nghị sĩ từ Tampa, tay này sống trong một hộ ở căn 5110 và gửi điện thư đe dọa đánh bom Nhà Trắng. Rồi đến đôi nam nữ sinh viên trường đại học American bán ma túy để có tiền mua vui, thu hút khách suốt ngày đêm. Nếu ba giờ sáng mà có tiếng nhạc ầm ầm trong khu phố, thì nhiều khả năng nó phát ra từ căn 5110. Tháng bảy rồi, khi xuất hiện có chuột cống trên đường phố, nhân viên y tế đã tìm thấy ổ của chúng ở dưới tầng hầm của tòa nhà, dưới điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ. Thanh danh của căn 5110 ngày một xấu đi, và cư dân của khu nhà cứ thế giảm dần.
Lúc này Gillette, Paulo, Annie và Marisa đang đứng trong khoảng sân nhỏ bên ngoài căn 5110, với hai cảnh sát vận đồng phục và Theodore “Teddie” Dubbs, trông nó to con hơn cái tuổi mười bốn của nó, khôn ngoan, lỳ lợm, được sự ngầm trợ giúp của cha nó tên là Gordon. Gordon làm nhân viên bảo vệ cho nhà kho của hội từ thiện “Three Faith Charities” ở gần khu vực sân bay, ông ta nổi tiếng với cái tính nóng như lửa, bị hàng tá biên bản phạt và tố cáo bởi cảnh sát và đồng nghiệp ở chỗ làm. Gillette biết được điều này từ các viên cảnh sát. Dubbs trước đây cũng từng có thời làm cảnh sát.
“Tao có nhìn thấy mày mang một theo một cái cưa dây xích, Dubbs,” Paulo nói với thằng bé to con hơn nó. Tháng trước hai đứa vừa choảng nhau đến chảy máu mũi khi Teddie định cướp đồ một đứa bạn của Paulo sau một trận bóng rổ ở nhà thờ. Paulo không hề sợ hãi, cho dù nó bé con hơn.
“Mày lấy cái cưa xích đó từ một cái xe van,” Paulo tiếp.
“Thật bố láo,” Gordon Dubbs gắt, “Teddie không biết lái xe. Nó còn quá nhỏ.” Gordon, đã ly dị vợ, vai rộng, tóc hung, là một cựu thám tử điều tra đẹp trai, đang mặc một áo phông trắng sạch sẽ với quần suspender màu đỏ (loại quần có hai móc choàng qua vai thay cho đeo thắt lưng). Đã ngoài bốn mươi, hắn vẫn tức tối với việc bị đuổi khỏi ngành cảnh sát.
“Tao dám chắc là mày cũng ăn cắp máy thổi lá cây của Alice nữa,” Paulo nói với Teddie, không chút nhân nhượng. “Tao còn dám chắc mày đã đem mấy đồ đó đi bán rồi.”
“Nếu Paulo đã nói điều gì, thì đó là sự thật,” Marisa nói với hai viên cảnh sát, tay nắm chặt lại thành nắm đấm.
Teddie Dubbs quay sang nhìn Marisa một cách khinh bỉ, nhưng trong mắt Gillette nàng đêm nay đẹp một cách lạ thường. Mặt Marisa đang đỏ bừng giận dữ, người chắc lẳn trong cái quần jean và áo thun, đôi chân dài mang đôi giày tennis xinh xắn, còn mái tóc vàng xõa xuống đến cặp mông tròn lẳn hấp dẫn.
Teddie cười đểu. “Nếu thằng nhỏ này là con bà, tại sao nó có màu da thế này hả bà Gillette? Bà lang chạ với những ai ngoài chồng bà rồi?”
Gillette bước lên một bước về phía thằng bé và thằng Dubbs cha cũng ngay lập tức đứng đó, sẵn sàng đánh nhau. Hai viên cảnh sát ngăn cản hai người đàn ông. Từ trung tâm thành phố bỗng vang đến tiếng còi rú. Có lẽ là một vụ tai nạn hay vụ cháy ở đó, Gillette nghĩ.
“Tiên sư bố cả họ gia đình nhà mày,” Teddy nói.
“Đừng có chửi bậy,” Gordon nói, gắng nhịn cười.
“Mày mà đụng vào em tao thì tao đập vỡ đầu mày ra,” Annie nói, con bé bằng tuổi với Teddie và cũng rất xinh đẹp. “Thực ra thì, tao chẳng cần làm điều đó, em tao sẽ xử mày trước rồi.”
“Nó chẳng phải em ruột mày. Mày da đen còn nó thì giống như gốc Mễ hay là đến từ mấy nước của đám công nhân nhập lậu hèn hạ bần tiện.”
“Tao từ Brazil,” Paulo nói, khuôn mặt tròn vẻ giận dữ. Mái tóc xoăn của nó rối bời. Nó hít một hơi sâu làm các cơ bắp nổi lên. “Chúng tao tự lựa chọn yêu thương nhau để lập nên gia đình này,” Nó nói thêm, lời nói mà Gillette và Marisa vẫn dạy. Gillette cảm thấy rất tự hào khi nghe thấy điều đó.
Nữ cảnh sát viên Danyla hỏi Paulo, “Cháu có nhìn thấy bạn này lấy xe của mình không?”
“Chẳng ai nhìn thấy điều đấy cả. Thằng đó khôn lắm.”
Đêm nay sẽ không có biên bản nào được lập. Hai gia đình được kéo tách ra. Từ một cửa sổ tầng sáu của khu nhà 5110 vang lên tiếng nhạc rock đinh tai nhức óc.
Teddie gọi với Paulo khi họ đang bỏ đi, “Chờ đấy, thằng lùn kia, rồi sẽ đến lượt tao.”
Và có lẽ Dubbs cha cũng đang nghĩ như vậy, với cách hắn nhìn Gillette.
“Anh còn nhớ không? Hồi đó còn lo bố mẹ em sẽ bắt gặp cảnh chúng ta ngủ với nhau, còn bây giờ thì cứ lo ngay ngáy hai đứa con đi vào trong lúc đang hành sự?” Marisa nói.
Ánh trăng đang chiếu qua khe cửa sổ, hắt ánh sáng dìu dịu vào tấm lưng trần của Marisa chỉ còn chiếc quần tắm đang cưỡi trên người Gillette. Cô ngồi trên đùi anh, tay chống trên ngực, tóc cô loà xoà quét qua trán anh, mắt mở to nhìn say đắm, đầu ngực căng cứng.
Lúc này đã là mười một giờ ba mươi phút khuya, căn nhà chìm trong yên tĩnh, bữa tiệc đã kết thúc, đường phố nhìn xuống từ phòng ngủ của hai vợ chồng trên tầng hai vắng ngắt không một bóng người. Những tin nhắn điện thoại trước đó hóa ra chỉ là quảng cáo bán bất động sản. Gillette nghe loáng thoáng tiếng tivi đều đều của nhà nào đó trong khu phố. Những người láng giềng của anh thường không thức khuya thế này, chắc có chương trình gì đó hấp dẫn trên đài.
Cảm giác đê mê ngây ngất làm anh chỉ vô thức cảm nhận được những tiếng còi xe vọng từ đường Connecticut tới. Thường thì đêm chủ nhật đường phố đáng ra phải thông suốt không trở ngại gì.
Chỉ còn ba mươi phút nữa là sang ngày cuối cùng của tháng Mười.
“Ngừng nào,” Gillette bảo Marisa.
“Ngừng cái này phải không?” Marisa nói tỉnh bơ, hai tay mò xuống nắm lấy cái của quý to tướng của anh chồng, ngón tay đầy dầu bôi trơn vuốt lên vuốt xuống. Hộp dầu bôi trơn đang để dựng trên bàn cạnh giường ngủ
Đây là một trò cũ của hai vợ chồng. Ai ra trước là thua, và người thua phải nấu bữa tối cho ngày hôm sau.
“Đúng rồi, cái đó,” anh nói, giọng khản đặc.
“Có lẽ anh muốn em làm thế này,” cô nói, hơi nhổm lên kéo nhẹ quần lót lụa sang một bên và hai người nhẹ nhàng nhập thành một. Gillette quờ tay ra sau lưng cô, dọc xương sống có một điểm nhạy cảm giữa hai xương bả vai mà Marisa rất thích, anh dùng móng tay mình cào nhẹ.
“Ăn gian quá,” cô kêu lên.
Gillette rướn về phía ngực phải của cô và cắn nhẹ.
“Em ..sẽ…chịu…được ....lâu…hơn… anh,” cô nói.
“Em kiên cường quá,” anh đáp, rồi chuyển mình nhanh hơn.
“Anh cứ làm thế này em sẽ gào thét lên đánh thức bọn trẻ mất,” cô thầm thì.
Anh ghì chặt đùi cô, cảm thấy mồ hôi thấm vào trong mắt cay xè.
“Đểu quá,” cô kêu lên. “Anh mà không làm chậm lại, em sẽ không xin Neil Kline vé đi xem Da Đỏ đánh bóng bầu dục cho anh nữa.”
Cửa sổ vẫn mở, trời về đêm vẫn nóng ấm. Khi Gillette kiểm tra hai đứa con lần cuối trước khi đi ngủ nửa giờ trước, Paulo đã chui vào giường ở phòng nó, trên đầu giường có treo một bức tranh áp phích hình Lance Armstrong (5). Ở bàn học bên cạnh giường là bản in bài báo cáo về chuyện mất mùa khoai tây ở Ailen những năm 1840 cho lớp khoa học thường thức.
“Con thực sự là một cậu bé mười hai tuổi, hay là nghiên cứu sinh lấy bằng tiến sĩ vậy?” Gillette đã hỏi một cách tự hào ngày hôm qua, khi đọc qua bản nháp thứ hai của con trai.
“Bố thử nhìn mấy bức tranh cũ kỹ này xem. Một triệu người chết đói vì một loại vi sinh phá hỏng cây lương thực duy nhất của họ. Khi con lớn lên con muốn giống bố, chuyên đi săn tìm những loại vi trùng độc hại.”
Ah, Paulo. Cha ruột của nó đã chết vì bệnh sốt rét.
Trong phòng ngủ trong cùng, Annie cũng đang ngủ, đầu giường có treo một bức ảnh phóng to của nó đang cho một chú báo hoa bú bình ở Sở thú Quốc gia – một bức tranh quảng cáo đang được treo ở hệ thống tàu điện ngầm. Là một thành viên tình nguyện của nhóm “những người bạn của sở thú,” Annie gần đây đã được phép giúp chăm sóc những con thú con.
Ah, Annie.
Annie đang tuổi lớn nên cao lên rất nhanh, như một người Dinka (6). Con bé gầy như một người mẫu. Gillette lần đầu tiên gặp Annie khi nó còn là một đứa bé mười tám tháng tuổi trong một trại bảo dưỡng trẻ em ở miền nam Sudan, khi anh đang giúp nơi đó chống lại một cơn dịch tả. Mẹ ruột Annie lúc đó sắp chết, còn tỉ lệ phát triển (cân nặng chia chiều cao) của con bé mười tám tháng tuổi thấp đến mức nó được xếp vào loại không nên cho ăn nữa vì sắp chết.
Những đứa con của mình nó đã lớn như vầy rồi.
Ngay cả lúc này, khi hai người đang ân ái, anh biết Marisa, cũng như anh, luôn hướng sự quan tâm về hai đứa nhỏ đang ngủ phía cuối hành lang. Có lẽ gần đây bậc cha mẹ nào trên thế giới cũng trở nên lo lắng hơn cho những đứa con của mình. Một chiếc máy bay rơi ở một nơi cách đây nửa vòng trái đất và ý nghĩ đầu tiên trong đầu của bạn là, “mấy đứa con của mình đang ở đâu?” Một tín đồ tôn giáo cuồng tín điên rồ ở cách đây mười múi giờ dự báo tai họa sắp ập tới, và bạn không thể ngừng lo nghĩ đến những đứa con của mình.
Thịch!
“Cái gì đấy?” Marisa kêu lên, nhìn lên trần nhà và chậm lại.
“Chắc lại mấy con gấu mèo Bắc Mỹ leo lên mái nhà,” anh đáp.
Thụp…
Anh ôm vợ vào lòng, nhưng chiếc giường bỗng trượt ngang hơn một mét. Chiếc gương vỡ vụn trên rương tủ. Cánh cửa sổ bật tung bay vào phòng và căn nhà rung lên. Annie, cô bé mồ côi vì chiến tranh đang bắt đầu hét lên.
“Cái gì thế nà..à..y…?”
Không khí như bị hút vào trong phòng và những bức tường cong và bị thu nhỏ lại bởi áp lực của tiếng nổ thứ hai. Trời đêm bên ngoài bỗng hóa thành màu cam. Anh nghe thấy tiếng ì ầm chấm dứt, rồi một cành cây gẫy rơi xuống ngay ngoài căn nhà.
Cái giường đã bị ép chặt vào bàn ngủ.
Gillette vùng dậy, phóng về phía phòng mấy đứa trẻ….
Paulo đang đứng co rúm ở hành lang, tay cứng đờ ép sát người, mắt mở to sợ hãi như một đứa trẻ bốn tuổi.
“Một người đàn ông rơi từ trên trời xuống bố ơi.”
Annie bám lấy anh và hét lên. Con bé chỉ là một đứa trẻ sơ sinh khi phiến quân Sudan bắt bố ruột nó đem đi, nhưng Gillette luôn nghĩ rằng những hình ảnh đó đã hằn sâu ghi lại trong trí óc nó. Chỉ cần tiếng súng trên TV cũng làm nó phát hoảng.
“Có một cánh tay ở ngoài ngưỡng cửa sổ phòng con.”
Cả bốn người ôm lấy nhau, kiểm tra thấy không có ai bị thương tích gì. Gillette mặc vội chiếc quần đùi, xỏ vào đôi giày rồi chạy vội xuống cầu thang. Anh để cửa mở phía sau mình. Anh có thể thấy các đám cháy từ phố Ingomar qua mái nhà của Bob Cantoni. Giữa phố Marion là một chiếc ghế máy bay nằm nghiêng, đầy khói, hình như có một xác người bị cháy đen vẫn ngồi trong đấy, dây an toàn còn cài chặt.
Anh không phân biệt nổi cái xác đó là đàn ông hay phụ nữ.
Hệ thống báo động chống ăn cắp từ các xe ô tô kêu inh ỏi. Kiếng cửa sổ nhiều nhà và xe bị vỡ vụn. Người dân trong khu phố loạng choạng ra khỏi nhà trong những chiếc áo choàng sau khi tắm (loại áo mặc trong nhà sau khi tắm xong hoặc trước khi/sau khi lên giường đi ngủ), một số người bị xây xát từ những mảnh thủy tinh vỡ, tất cả đều hoảng sợ. Họ có thể đi ra khỏi nhà, như vậy là họ không sao, không có gì nghiêm trọng.
“Chúa ơi, đó là cái gì vậy?”
“Có phải bom không?”
Gillette chạy băng qua sân sau nhà của Bob để đến đám cháy ở phố Ingomar, và nhìn thấy đuôi của một chiếc máy bay phản lực đâm vào một ngôi nhà gạch nhỏ. Lấy tay che mắt, Gillette cố gắng chống lại hơi nóng hắt ra từ đám cháy, tìm cách vượt qua cánh cửa chính của ngôi nhà phía sau cái cổng đã bị sập. Anh không biết chủ nhân của ngôi nhà này. Ở phòng khách, anh nhìn thấy từ trần nhà bị thủng một cánh tay thõng xuống, còn chân cầu thang có một chiếc xe đổ rác đồ chơi. Tiếng còi hụ cứu hỏa vang lại gần khi Gillette chịu không nổi lớp khói bụi phải chạy ra khỏi căn nhà.
Hai ngôi nhà khác cũng đang bị cháy.
“Bob! Les! Mau giúp tôi!”
Tất cả mọi người của làng Marion đã bắt đầu có phản ứng. Thẩm phán Holmes chạy đi tìm chăn để dập lửa. Annie dùng điện thoại di động gọi 911. Les Higuera đỡ một người đàn ông bị thương dựa vào cạnh một gốc cây, và lau máu trên mặt ông ta.
"Còn vợ tôi nữa, xin hãy giúp dùm," trong cơn đau nạn nhân nói với Les.
Khi cảnh sát tới nơi thì Gillette đang kiểm tra từng người bị thương đang nằm trên bãi cỏ. Anh hướng dẫn lính cứu hỏa và những người láng giềng, phân loại người bị thương ai cần có ưu tiên để được chữa trị. Giống hệt như đối phó với một cơn dịch bệnh, anh tạm thời bỏ qua những người đã chết, dành sự chăm sóc cho những người đang bị thương còn sống, xem xem ai bị thương không thể cứu khỏi và ai còn có thể cứu được.
“Mẹ ơi!” một đứa bé gào lên, lăn lộn trên bãi cỏ trong lúc Alice Lee cố gắng ôm và vỗ về nó. “Sao con không nhìn thấy gì hết...," tiếng đứa bé run run.
Gillette kiểm tra mạch và hỏi những câu hỏi quen thuộc như khi anh đối phó với dịch bệnh.
“Anh còn nhớ anh tên gì không? Có thấy đau không? Thử nói cho tôi xem hôm nay là ngày thứ mấy?”
Mới chỉ vài phút mà tưởng như hàng giờ đã trôi qua vậy, anh ngả người ra sau ngồi lên hai gót chân sau khi anh vừa giúp hô hấp nhân tạo cho một người. Marisa đưa điện thoại di động đến cho anh.
“Có người gọi anh này, Greg.”
Đó là chiếc điện thoại di động đã được mã hóa được cấp bởi Lầu Năm Góc. Anh trả lời máy, và đúng thật, phía bên kia dây nói là một nhân viên trực đêm nay của đội Phản ứng khẩn cấp. Anh ta yêu cầu Gillette đừng đi đâu, các nhân viên khác đang trên đường tới đón anh đến Lầu Năm Góc.
“Có một bệnh dịch nữa ư? Ngoài mấy vụ máy bay rơi ra?”
“Những nhân viên tới đón sẽ trả lời những câu hỏi của ngài.”
“Có phải các phi hành đoàn bị ốm hay không? Vì vậy mà máy bay rơi?”
“Ngài nói gì? Bị bệnh?” Anh nhân viên trực có vẻ bối rối. Anh ta thở hắt ra, giọng đầy vẻ sợ hãi.
“Lần này có bao nhiêu máy bay bị rơi?” Gillette hỏi.
Giọng của anh nhân viên trực nghe như người miền nam, nhưng không phải là miền nam rặc với cái giọng kéo dài của những người ở mấy bang Mississippi hay Alabama, có lẽ là từ Virginia hay Maryland.
“Ngài không xem TV hay sao? Nó đang lan ra khắp nơi. Năm giờ trước là châu Âu. Rồi New York.”
“Tôi không hiểu anh đang nói gì”
“Không chỉ có máy bay, thưa ngài,” anh nhân viên trực trả lời. “Các loại máy móc đang ngừng hoạt động ở khắp nơi trên thế giới.”
Chú thích:
(1) ‘Skins hay Redskins: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thủ đô Washington D.C.
Giants: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thành phố New York
(2) Marionville
(3) Sears - một hệ thống cửa hàng lớn bán đồ gia dụng
(4) khuẩn brucella, gây sốt cao và đau đầu truyền từ thịt sữa động vật có nhiễm khuẩn, có thời được Mỹ phát triển thành một loại vũ khí sinh học.
(5) Lance Armstrong: tay đua xe đạp nổi tiếng người Mỹ.
(6) Dinka: tộc người sống ở phía nam Sudan (châu Phi)
Có những góc trong vũ trụ mà những kẻ thối tha tụ họp, Gillette biết vậy, cho dù cái ý tưởng đó Einstein không hề lập thành một định luật của vật lý. Nhà 5-1-1-0 phố Connecticut, hay còn gọi là “Ốc đảo,” nhìn rất đẹp từ bên ngoài. Một khu nhà được xây dựng trước chiến tranh, đá rêu đen, với các tượng hình đầu thú và người theo kiểu gôtíc trên mái và vòm cửa sổ được làm bằng gạch. Nhìn lướt qua, nó không khác mấy những khu nhà tập thể hay cho thuê khác được chăm sóc tốt dọc trên khu phố. Nhưng Gillette biết ngôi nhà đang xuống cấp nghiêm trọng. Người chủ nhà mới của ngôi nhà đang cố gắng đẩy mấy người thuê nhà ra bằng cách giảm thiểu tối đa các loại sửa chữa, để hắn có thể chuyển 5110 thành khu nhà tập thể. Hệ thống điện bị hư một vài chỗ. Một vài hộ đã bị bỏ trống. Thang máy cần sửa chữa và bảo trì. Năm ngoái đã có hai vụ cháy từ những căn hộ bỏ trống.
Số phận của tòa nhà sẽ được tòa án phán quyết.
Có những cư dân đang phải chịu đựng tình trạng tồi tệ của khu nhà nhưng vẫn không dọn ra được, chẳng hạn như những người già, một là không thể tìm chỗ thuê nhà khác khả dĩ hơn, hai là ở lại bởi vì tòa án đã có lệnh cấm tăng tiền thuê nhà. Đôi khi họ quá chán nản không còn muốn để ý đến việc chuyển đi chỗ khác. Hoặc là hồ sơ tín dụng của họ quá kém, họ không đủ tiêu chuẩn để có thể mướn được chỗ khác tốt hơn.
Gần đây sự tồi tệ của khu nhà đã bắt đầu ảnh hưởng tới toàn bộ khu phố lân cận. Đầu tiên là việc cảnh sát bắt giữ một người phụ tá của một Thượng nghị sĩ từ Tampa, tay này sống trong một hộ ở căn 5110 và gửi điện thư đe dọa đánh bom Nhà Trắng. Rồi đến đôi nam nữ sinh viên trường đại học American bán ma túy để có tiền mua vui, thu hút khách suốt ngày đêm. Nếu ba giờ sáng mà có tiếng nhạc ầm ầm trong khu phố, thì nhiều khả năng nó phát ra từ căn 5110. Tháng bảy rồi, khi xuất hiện có chuột cống trên đường phố, nhân viên y tế đã tìm thấy ổ của chúng ở dưới tầng hầm của tòa nhà, dưới điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ. Thanh danh của căn 5110 ngày một xấu đi, và cư dân của khu nhà cứ thế giảm dần.
Lúc này Gillette, Paulo, Annie và Marisa đang đứng trong khoảng sân nhỏ bên ngoài căn 5110, với hai cảnh sát vận đồng phục và Theodore “Teddie” Dubbs, trông nó to con hơn cái tuổi mười bốn của nó, khôn ngoan, lỳ lợm, được sự ngầm trợ giúp của cha nó tên là Gordon. Gordon làm nhân viên bảo vệ cho nhà kho của hội từ thiện “Three Faith Charities” ở gần khu vực sân bay, ông ta nổi tiếng với cái tính nóng như lửa, bị hàng tá biên bản phạt và tố cáo bởi cảnh sát và đồng nghiệp ở chỗ làm. Gillette biết được điều này từ các viên cảnh sát. Dubbs trước đây cũng từng có thời làm cảnh sát.
“Tao có nhìn thấy mày mang một theo một cái cưa dây xích, Dubbs,” Paulo nói với thằng bé to con hơn nó. Tháng trước hai đứa vừa choảng nhau đến chảy máu mũi khi Teddie định cướp đồ một đứa bạn của Paulo sau một trận bóng rổ ở nhà thờ. Paulo không hề sợ hãi, cho dù nó bé con hơn.
“Mày lấy cái cưa xích đó từ một cái xe van,” Paulo tiếp.
“Thật bố láo,” Gordon Dubbs gắt, “Teddie không biết lái xe. Nó còn quá nhỏ.” Gordon, đã ly dị vợ, vai rộng, tóc hung, là một cựu thám tử điều tra đẹp trai, đang mặc một áo phông trắng sạch sẽ với quần suspender màu đỏ (loại quần có hai móc choàng qua vai thay cho đeo thắt lưng). Đã ngoài bốn mươi, hắn vẫn tức tối với việc bị đuổi khỏi ngành cảnh sát.
“Tao dám chắc là mày cũng ăn cắp máy thổi lá cây của Alice nữa,” Paulo nói với Teddie, không chút nhân nhượng. “Tao còn dám chắc mày đã đem mấy đồ đó đi bán rồi.”
“Nếu Paulo đã nói điều gì, thì đó là sự thật,” Marisa nói với hai viên cảnh sát, tay nắm chặt lại thành nắm đấm.
Teddie Dubbs quay sang nhìn Marisa một cách khinh bỉ, nhưng trong mắt Gillette nàng đêm nay đẹp một cách lạ thường. Mặt Marisa đang đỏ bừng giận dữ, người chắc lẳn trong cái quần jean và áo thun, đôi chân dài mang đôi giày tennis xinh xắn, còn mái tóc vàng xõa xuống đến cặp mông tròn lẳn hấp dẫn.
Teddie cười đểu. “Nếu thằng nhỏ này là con bà, tại sao nó có màu da thế này hả bà Gillette? Bà lang chạ với những ai ngoài chồng bà rồi?”
Gillette bước lên một bước về phía thằng bé và thằng Dubbs cha cũng ngay lập tức đứng đó, sẵn sàng đánh nhau. Hai viên cảnh sát ngăn cản hai người đàn ông. Từ trung tâm thành phố bỗng vang đến tiếng còi rú. Có lẽ là một vụ tai nạn hay vụ cháy ở đó, Gillette nghĩ.
“Tiên sư bố cả họ gia đình nhà mày,” Teddy nói.
“Đừng có chửi bậy,” Gordon nói, gắng nhịn cười.
“Mày mà đụng vào em tao thì tao đập vỡ đầu mày ra,” Annie nói, con bé bằng tuổi với Teddie và cũng rất xinh đẹp. “Thực ra thì, tao chẳng cần làm điều đó, em tao sẽ xử mày trước rồi.”
“Nó chẳng phải em ruột mày. Mày da đen còn nó thì giống như gốc Mễ hay là đến từ mấy nước của đám công nhân nhập lậu hèn hạ bần tiện.”
“Tao từ Brazil,” Paulo nói, khuôn mặt tròn vẻ giận dữ. Mái tóc xoăn của nó rối bời. Nó hít một hơi sâu làm các cơ bắp nổi lên. “Chúng tao tự lựa chọn yêu thương nhau để lập nên gia đình này,” Nó nói thêm, lời nói mà Gillette và Marisa vẫn dạy. Gillette cảm thấy rất tự hào khi nghe thấy điều đó.
Nữ cảnh sát viên Danyla hỏi Paulo, “Cháu có nhìn thấy bạn này lấy xe của mình không?”
“Chẳng ai nhìn thấy điều đấy cả. Thằng đó khôn lắm.”
Đêm nay sẽ không có biên bản nào được lập. Hai gia đình được kéo tách ra. Từ một cửa sổ tầng sáu của khu nhà 5110 vang lên tiếng nhạc rock đinh tai nhức óc.
Teddie gọi với Paulo khi họ đang bỏ đi, “Chờ đấy, thằng lùn kia, rồi sẽ đến lượt tao.”
Và có lẽ Dubbs cha cũng đang nghĩ như vậy, với cách hắn nhìn Gillette.
o0o
“Anh còn nhớ không? Hồi đó còn lo bố mẹ em sẽ bắt gặp cảnh chúng ta ngủ với nhau, còn bây giờ thì cứ lo ngay ngáy hai đứa con đi vào trong lúc đang hành sự?” Marisa nói.
Ánh trăng đang chiếu qua khe cửa sổ, hắt ánh sáng dìu dịu vào tấm lưng trần của Marisa chỉ còn chiếc quần tắm đang cưỡi trên người Gillette. Cô ngồi trên đùi anh, tay chống trên ngực, tóc cô loà xoà quét qua trán anh, mắt mở to nhìn say đắm, đầu ngực căng cứng.
Lúc này đã là mười một giờ ba mươi phút khuya, căn nhà chìm trong yên tĩnh, bữa tiệc đã kết thúc, đường phố nhìn xuống từ phòng ngủ của hai vợ chồng trên tầng hai vắng ngắt không một bóng người. Những tin nhắn điện thoại trước đó hóa ra chỉ là quảng cáo bán bất động sản. Gillette nghe loáng thoáng tiếng tivi đều đều của nhà nào đó trong khu phố. Những người láng giềng của anh thường không thức khuya thế này, chắc có chương trình gì đó hấp dẫn trên đài.
Cảm giác đê mê ngây ngất làm anh chỉ vô thức cảm nhận được những tiếng còi xe vọng từ đường Connecticut tới. Thường thì đêm chủ nhật đường phố đáng ra phải thông suốt không trở ngại gì.
Chỉ còn ba mươi phút nữa là sang ngày cuối cùng của tháng Mười.
“Ngừng nào,” Gillette bảo Marisa.
“Ngừng cái này phải không?” Marisa nói tỉnh bơ, hai tay mò xuống nắm lấy cái của quý to tướng của anh chồng, ngón tay đầy dầu bôi trơn vuốt lên vuốt xuống. Hộp dầu bôi trơn đang để dựng trên bàn cạnh giường ngủ
Đây là một trò cũ của hai vợ chồng. Ai ra trước là thua, và người thua phải nấu bữa tối cho ngày hôm sau.
“Đúng rồi, cái đó,” anh nói, giọng khản đặc.
“Có lẽ anh muốn em làm thế này,” cô nói, hơi nhổm lên kéo nhẹ quần lót lụa sang một bên và hai người nhẹ nhàng nhập thành một. Gillette quờ tay ra sau lưng cô, dọc xương sống có một điểm nhạy cảm giữa hai xương bả vai mà Marisa rất thích, anh dùng móng tay mình cào nhẹ.
“Ăn gian quá,” cô kêu lên.
Gillette rướn về phía ngực phải của cô và cắn nhẹ.
“Em ..sẽ…chịu…được ....lâu…hơn… anh,” cô nói.
“Em kiên cường quá,” anh đáp, rồi chuyển mình nhanh hơn.
“Anh cứ làm thế này em sẽ gào thét lên đánh thức bọn trẻ mất,” cô thầm thì.
Anh ghì chặt đùi cô, cảm thấy mồ hôi thấm vào trong mắt cay xè.
“Đểu quá,” cô kêu lên. “Anh mà không làm chậm lại, em sẽ không xin Neil Kline vé đi xem Da Đỏ đánh bóng bầu dục cho anh nữa.”
Cửa sổ vẫn mở, trời về đêm vẫn nóng ấm. Khi Gillette kiểm tra hai đứa con lần cuối trước khi đi ngủ nửa giờ trước, Paulo đã chui vào giường ở phòng nó, trên đầu giường có treo một bức tranh áp phích hình Lance Armstrong (5). Ở bàn học bên cạnh giường là bản in bài báo cáo về chuyện mất mùa khoai tây ở Ailen những năm 1840 cho lớp khoa học thường thức.
“Con thực sự là một cậu bé mười hai tuổi, hay là nghiên cứu sinh lấy bằng tiến sĩ vậy?” Gillette đã hỏi một cách tự hào ngày hôm qua, khi đọc qua bản nháp thứ hai của con trai.
“Bố thử nhìn mấy bức tranh cũ kỹ này xem. Một triệu người chết đói vì một loại vi sinh phá hỏng cây lương thực duy nhất của họ. Khi con lớn lên con muốn giống bố, chuyên đi săn tìm những loại vi trùng độc hại.”
Ah, Paulo. Cha ruột của nó đã chết vì bệnh sốt rét.
Trong phòng ngủ trong cùng, Annie cũng đang ngủ, đầu giường có treo một bức ảnh phóng to của nó đang cho một chú báo hoa bú bình ở Sở thú Quốc gia – một bức tranh quảng cáo đang được treo ở hệ thống tàu điện ngầm. Là một thành viên tình nguyện của nhóm “những người bạn của sở thú,” Annie gần đây đã được phép giúp chăm sóc những con thú con.
Ah, Annie.
Annie đang tuổi lớn nên cao lên rất nhanh, như một người Dinka (6). Con bé gầy như một người mẫu. Gillette lần đầu tiên gặp Annie khi nó còn là một đứa bé mười tám tháng tuổi trong một trại bảo dưỡng trẻ em ở miền nam Sudan, khi anh đang giúp nơi đó chống lại một cơn dịch tả. Mẹ ruột Annie lúc đó sắp chết, còn tỉ lệ phát triển (cân nặng chia chiều cao) của con bé mười tám tháng tuổi thấp đến mức nó được xếp vào loại không nên cho ăn nữa vì sắp chết.
Những đứa con của mình nó đã lớn như vầy rồi.
Ngay cả lúc này, khi hai người đang ân ái, anh biết Marisa, cũng như anh, luôn hướng sự quan tâm về hai đứa nhỏ đang ngủ phía cuối hành lang. Có lẽ gần đây bậc cha mẹ nào trên thế giới cũng trở nên lo lắng hơn cho những đứa con của mình. Một chiếc máy bay rơi ở một nơi cách đây nửa vòng trái đất và ý nghĩ đầu tiên trong đầu của bạn là, “mấy đứa con của mình đang ở đâu?” Một tín đồ tôn giáo cuồng tín điên rồ ở cách đây mười múi giờ dự báo tai họa sắp ập tới, và bạn không thể ngừng lo nghĩ đến những đứa con của mình.
Thịch!
“Cái gì đấy?” Marisa kêu lên, nhìn lên trần nhà và chậm lại.
“Chắc lại mấy con gấu mèo Bắc Mỹ leo lên mái nhà,” anh đáp.
Thụp…
Anh ôm vợ vào lòng, nhưng chiếc giường bỗng trượt ngang hơn một mét. Chiếc gương vỡ vụn trên rương tủ. Cánh cửa sổ bật tung bay vào phòng và căn nhà rung lên. Annie, cô bé mồ côi vì chiến tranh đang bắt đầu hét lên.
“Cái gì thế nà..à..y…?”
Không khí như bị hút vào trong phòng và những bức tường cong và bị thu nhỏ lại bởi áp lực của tiếng nổ thứ hai. Trời đêm bên ngoài bỗng hóa thành màu cam. Anh nghe thấy tiếng ì ầm chấm dứt, rồi một cành cây gẫy rơi xuống ngay ngoài căn nhà.
Cái giường đã bị ép chặt vào bàn ngủ.
Gillette vùng dậy, phóng về phía phòng mấy đứa trẻ….
Paulo đang đứng co rúm ở hành lang, tay cứng đờ ép sát người, mắt mở to sợ hãi như một đứa trẻ bốn tuổi.
“Một người đàn ông rơi từ trên trời xuống bố ơi.”
Annie bám lấy anh và hét lên. Con bé chỉ là một đứa trẻ sơ sinh khi phiến quân Sudan bắt bố ruột nó đem đi, nhưng Gillette luôn nghĩ rằng những hình ảnh đó đã hằn sâu ghi lại trong trí óc nó. Chỉ cần tiếng súng trên TV cũng làm nó phát hoảng.
“Có một cánh tay ở ngoài ngưỡng cửa sổ phòng con.”
Cả bốn người ôm lấy nhau, kiểm tra thấy không có ai bị thương tích gì. Gillette mặc vội chiếc quần đùi, xỏ vào đôi giày rồi chạy vội xuống cầu thang. Anh để cửa mở phía sau mình. Anh có thể thấy các đám cháy từ phố Ingomar qua mái nhà của Bob Cantoni. Giữa phố Marion là một chiếc ghế máy bay nằm nghiêng, đầy khói, hình như có một xác người bị cháy đen vẫn ngồi trong đấy, dây an toàn còn cài chặt.
Anh không phân biệt nổi cái xác đó là đàn ông hay phụ nữ.
Hệ thống báo động chống ăn cắp từ các xe ô tô kêu inh ỏi. Kiếng cửa sổ nhiều nhà và xe bị vỡ vụn. Người dân trong khu phố loạng choạng ra khỏi nhà trong những chiếc áo choàng sau khi tắm (loại áo mặc trong nhà sau khi tắm xong hoặc trước khi/sau khi lên giường đi ngủ), một số người bị xây xát từ những mảnh thủy tinh vỡ, tất cả đều hoảng sợ. Họ có thể đi ra khỏi nhà, như vậy là họ không sao, không có gì nghiêm trọng.
“Chúa ơi, đó là cái gì vậy?”
“Có phải bom không?”
Gillette chạy băng qua sân sau nhà của Bob để đến đám cháy ở phố Ingomar, và nhìn thấy đuôi của một chiếc máy bay phản lực đâm vào một ngôi nhà gạch nhỏ. Lấy tay che mắt, Gillette cố gắng chống lại hơi nóng hắt ra từ đám cháy, tìm cách vượt qua cánh cửa chính của ngôi nhà phía sau cái cổng đã bị sập. Anh không biết chủ nhân của ngôi nhà này. Ở phòng khách, anh nhìn thấy từ trần nhà bị thủng một cánh tay thõng xuống, còn chân cầu thang có một chiếc xe đổ rác đồ chơi. Tiếng còi hụ cứu hỏa vang lại gần khi Gillette chịu không nổi lớp khói bụi phải chạy ra khỏi căn nhà.
Hai ngôi nhà khác cũng đang bị cháy.
“Bob! Les! Mau giúp tôi!”
Tất cả mọi người của làng Marion đã bắt đầu có phản ứng. Thẩm phán Holmes chạy đi tìm chăn để dập lửa. Annie dùng điện thoại di động gọi 911. Les Higuera đỡ một người đàn ông bị thương dựa vào cạnh một gốc cây, và lau máu trên mặt ông ta.
"Còn vợ tôi nữa, xin hãy giúp dùm," trong cơn đau nạn nhân nói với Les.
Khi cảnh sát tới nơi thì Gillette đang kiểm tra từng người bị thương đang nằm trên bãi cỏ. Anh hướng dẫn lính cứu hỏa và những người láng giềng, phân loại người bị thương ai cần có ưu tiên để được chữa trị. Giống hệt như đối phó với một cơn dịch bệnh, anh tạm thời bỏ qua những người đã chết, dành sự chăm sóc cho những người đang bị thương còn sống, xem xem ai bị thương không thể cứu khỏi và ai còn có thể cứu được.
“Mẹ ơi!” một đứa bé gào lên, lăn lộn trên bãi cỏ trong lúc Alice Lee cố gắng ôm và vỗ về nó. “Sao con không nhìn thấy gì hết...," tiếng đứa bé run run.
Gillette kiểm tra mạch và hỏi những câu hỏi quen thuộc như khi anh đối phó với dịch bệnh.
“Anh còn nhớ anh tên gì không? Có thấy đau không? Thử nói cho tôi xem hôm nay là ngày thứ mấy?”
Mới chỉ vài phút mà tưởng như hàng giờ đã trôi qua vậy, anh ngả người ra sau ngồi lên hai gót chân sau khi anh vừa giúp hô hấp nhân tạo cho một người. Marisa đưa điện thoại di động đến cho anh.
“Có người gọi anh này, Greg.”
Đó là chiếc điện thoại di động đã được mã hóa được cấp bởi Lầu Năm Góc. Anh trả lời máy, và đúng thật, phía bên kia dây nói là một nhân viên trực đêm nay của đội Phản ứng khẩn cấp. Anh ta yêu cầu Gillette đừng đi đâu, các nhân viên khác đang trên đường tới đón anh đến Lầu Năm Góc.
“Có một bệnh dịch nữa ư? Ngoài mấy vụ máy bay rơi ra?”
“Những nhân viên tới đón sẽ trả lời những câu hỏi của ngài.”
“Có phải các phi hành đoàn bị ốm hay không? Vì vậy mà máy bay rơi?”
“Ngài nói gì? Bị bệnh?” Anh nhân viên trực có vẻ bối rối. Anh ta thở hắt ra, giọng đầy vẻ sợ hãi.
“Lần này có bao nhiêu máy bay bị rơi?” Gillette hỏi.
Giọng của anh nhân viên trực nghe như người miền nam, nhưng không phải là miền nam rặc với cái giọng kéo dài của những người ở mấy bang Mississippi hay Alabama, có lẽ là từ Virginia hay Maryland.
“Ngài không xem TV hay sao? Nó đang lan ra khắp nơi. Năm giờ trước là châu Âu. Rồi New York.”
“Tôi không hiểu anh đang nói gì”
“Không chỉ có máy bay, thưa ngài,” anh nhân viên trực trả lời. “Các loại máy móc đang ngừng hoạt động ở khắp nơi trên thế giới.”
Chú thích:
(1) ‘Skins hay Redskins: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thủ đô Washington D.C.
Giants: một đội bóng bầu dục Mỹ chuyên nghiệp ở thành phố New York
(2) Marionville
(3) Sears - một hệ thống cửa hàng lớn bán đồ gia dụng
(4) khuẩn brucella, gây sốt cao và đau đầu truyền từ thịt sữa động vật có nhiễm khuẩn, có thời được Mỹ phát triển thành một loại vũ khí sinh học.
(5) Lance Armstrong: tay đua xe đạp nổi tiếng người Mỹ.
(6) Dinka: tộc người sống ở phía nam Sudan (châu Phi)
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương IV (phần 1)
Dịch: lostinstranlation
Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương IV (phần 1)
Dịch: lostinstranlation
Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
------------------------------------------------------------------------------------
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương IV (phần 2)
Dịch: lostinstranlation
Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương IV (phần 2)
Dịch: lostinstranlation
Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
----------------------------------------------------------------------------
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương V (phần 1)
Dịch: Nhóm dịch TA
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương V (phần 1)
Dịch: Nhóm dịch TA
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
------------------------------------------------------------------------------------
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương V (phần 2)
Dịch: Nhóm dịch TA
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương V (phần 2)
Dịch: Nhóm dịch TA
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
------------------------------------------------------------------------------
Ngày thứ Hai đen tối
Tác giả: Scott Reiss
Chương V (phần 3)
Dịch: Nhóm dịch TA
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
Tác giả: Scott Reiss
Chương V (phần 3)
Dịch: Nhóm dịch TA
Biên dịch/Biên tập: Ooppss
Nguồn: www.tangthuvien.com
------------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét
- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"