Chuyển đến nội dung chính

Đối thoại xoáy giáo sư Cù Trọng Xoay

Cuối tuần ngồi xem Hỏi  Xoáy Đáp Xoay Tự nhiên nhớ ra hoá ra lão GS này là tiền bối học trước mềnh 5 khoá, Năm thứ 3 Hội Súc Vật có mời lão về giao lưu. Nhòm mặt bựa không chịu được.

Đối thoại xoáy giáo sư Cù Trọng Xoay

TVN - Tác giả: Hoàng Hường
Ở "đại học" Bôn Ba ai cũng là giáo sư. Có chợ Trời bán học hàm học vị giả thì bù lại cũng có chợ Âm phủ bán thịt chó thật. Cuộc sống thì luôn công bằng và mọi thứ đều có giá của nó. - "Giáo sư" Cù Trọng Xoay.


Từ việc muối dưa thế nào cho ngon, "tuyệt chiêu" đối phó với người giúp việc, đến ngữ nghĩa của các câu thơ Kiều, định luật vạn vật hấp dẫn và bí mật của Isaac Newton; đến vv...và..vv.. là những vấn đề mà Giáo sư Cù Trọng Xoay của chương trình Hỏi Xoáy - Đáp Xoay đã trả lời.
Trong mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này, Tuần Việt Nam "xoáy" vị "giáo sư" khả kính này những vấn đề mang tính... cá nhân nhạy cảm.
Giáo sư thích... đê tiện
Cù Trọng Xoay hay Dũng Đê Tiện, giáo sư có vẻ nhiều "hỗn danh"?
Ôi, tôi còn nhiều "hỗn danh" lắm, ngoài Dũng Đê tiện và Cù Trọng Xoay thì nào là Dũng Vạc, Dũng Dâm tặc, Dũng Điên tệ, Dũng Đại tiện (rất tiện)... Tôi thấy được gọi tên nào cũng thích cả bởi khi người ta gọi tên tôi tức là họ còn nhớ đến tôi, còn cần đến tôi và nếu may mắn hơn nữa thì là vì họ còn yêu quý tôi.
Tôi không có ý gì đâu nhưng thấy hơi tò mò về đạo đức, lối sống của giáo sư có vấn đề gì mà những cái tên của ngài nghe có vẻ không được "lành mạnh" lắm?
Tôi cũng không biết nữa, có lẽ phải hỏi những người đã gọi tôi vậy. Tôi thì cứ sống hồn nhiên như mình vốn có, còn mọi người gọi sao thì mọi người cứ hồn nhiên mà gọi. Tuy nhiên tôi nhận thấy cả người gọi và người được gọi điều rất vui vẻ và tôi cũng rất đông bạn bè nữa, thế là ổn.
Thế trong những cái tên đó, giáo sư thích nhất cái tên nào?
Có lẽ tôi thích cái tên Dũng Đê tiện nhất, cái tên này có từ khi tôi về đầu quân cho FPT và nơi đây với tôi thì như một gia đình vậy. Cái tên này nhiều người gọi lắm, từ lãnh đạo, đồng nghiệp cho đến các em sinh viên đều gọi tôi như thế, đến mức tôi nói cái tên thật Đinh Tiến Dũng của mình ra thì nhiều người còn ngơ ngác hỏi: "Ai đấy?".
"Giáo sư" Cù Trọng Xoay. Ảnh Facebook GiaosuXoay
Thế còn cái tên Cù Trọng Xoay thì sao?
Tôi cũng thích, vì cái tên này nhiều người biết. Nhưng khi được gọi đến, tôi thường nghĩ nó gắn với một công việc đang làm thêm của tôi, chứ không phải tôi. Nó gợi lên những đêm thức trắng viết kịch bản trong sự thúc giục và "đàn áp" của đạo diễn, gợi lên ánh đèn trường quay chói chang và ông bạn diễn Xuân Bắc tinh quái luôn làm tôi đuổi theo hụt cả hơi. Thành ra đi đường có ai gọi tên này là tôi lại hơi giật mình.
Trường đại học mới mà không mới
Trong một chương trình Hỏi Xoáy - Đáp Xoay giáo sư nói ngài đang công tác tại Trường Đại học Bôn Ba, giáo sư có thể giới thiệu kỹ hơn về trường ấy không?
Thực ra ngay cái tên đã đủ nói về trường rồi. Tiêu chí của trường này là "Đâu đâu cũng là trường, ai ai cũng là thầy". Tôi nghĩ không chỉ mình tôi mà rất nhiều người cũng đang công tác tại trường này như tôi không để ý thôi; hoặc họ thường gọi là Trường Đời. Lên chương trình truyền hình thì tôi "đánh bóng" thương hiệu bằng cái tên Bôn Ba cho nó có vẻ ...quốc tế.
Giáo sư là tác giả/diễn viên của nhiều clip ca nhạc ấn tượng: Lương mềm cuối năm, Xăng tăng giá, Thưởng của em đâu anh?, Lời ru buồn cho giá, ... Tôi đoán hẳn Đại học Bôn Ba phải có chuyên ngành sáng tác?
Đại học Bôn Ba là cuộc sống, mà trong cuộc sống thì ngành sáng tác chắc phải gọi là một đại chuyên ngành luôn ấy chứ. Những sản phẩm do tôi tự sáng tác thì do có đặt hàng hoặc làm để giải trí cho cộng đồng. Còn những ca khúc tôi "chế" lại lời thì đâu có gì mới mẻ, các làn điệu dân ca vẫn luôn được đặt lời mới mà.
"Giáo sư" Cù Trọng Xoay là một nhân vật trong mục Hỏi Xoáy - Đáp Xoay, Thư giãn cuối tuần của Đài truyền hình Việt Nam với 2 nhân vật: Trần Xoáy do diễn viên Xuân Bắc và Cù Trọng Xoay do Đinh Tiến Dũng, thể hiện.
Đinh Tiến Dũng tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, chuyên ngành cây trồng nhưng công việc chính của anh hiện nay là nhân viên tổ chức sự kiện của Công ty FPT. Ngoài việc đảm nhận đóng vai Cù Trọng Xoay, Đinh Tiến Dũng đồng thời là người viết kịch bản cho chuyên mục.
Là một trong những người viết kịch bản Gặp nhau cuối năm, những bài hát của các Táo quân rất dí dỏm và thời sự, chắc chúng cũng là tác phẩm của giáo sư?
Vâng, gần như phần lớn các bài trong đó do tôi chế lại. Để truyền tải một thông điệp nào đó, chúng tôi có nhiều cách để thể hiện mà chúng tôi hay gọi là "trò". Riêng cái "trò" chế lại bài hát thì có vẻ khá ăn khách bởi nhìn chung đó là các giai điệu quen thuộc, lời lẽ vui vẻ dễ đi vào lòng người hơn.
Ngài có ý định đăng ký bản quyền, hoặc soạn một giáo trình về xu hướng sáng tác "ngẫu hứng và thời sự" này để giảng dạy tại Đại học Bôn Ba không?
Đăng ký bản quyền thì tôi chẳng bao giờ dám nghĩ tới vì nó làm cho tôi có cảm giác mình như đang "vừa ăn cắp vừa la làng" vậy. Những sản phẩm giải trí đó được làm ra để giải trí cho vui vẻ, nếu ai đó lấy đi để nhân rộng hơn cái sự vui vẻ đó thì càng ... vui vẻ hơn thôi.
Còn về kỹ thuật sáng tác "ngẫu hứng và thời sự" thì đúng là có nhiều người quan tâm và hỏi tôi về vấn đề này lắm. Tôi không được ăn học về âm nhạc một cách đầy đủ và bài bản, nên chưa bao giờ dám nghĩ những sản phẩm mình làm ra đó là một tác phẩm hay ca khúc, càng chả bao giờ dám nghĩ nó là một điều gì đủ "tư cách" mà đem ra giảng dạy. Tuy nhiên "trò" này vui phết, do đó những ai quan tâm hỏi tôi về cách thức thì tôi biết gì cũng sẽ chia sẻ bằng hết vì nó là "trò" một người nghịch, nhiều người vui mà...
"Giờ cưa gái, đến chơi nhà mình cứ tặng xăng. Xăng giờ cao giá, lấy lòng ba má, không cần hoa lá..." Chiêu thức này giáo sư đã áp dụng chưa? Có hiệu quả không?
Cái này tôi nói quá lên để "khen đểu" giá xăng cao thôi, chứ chưa bao giờ "dám" làm thế. Khi không xách chai xăng đến đứng ở cửa nhà người ta, miệng lại cười tươi có khi bố mẹ người ta lại tưởng mình vừa trốn viện đến trả thù cũng nên, lấy lòng thế nào được.
Hay là ngài có thể phát triển ý tưởng theo hướng khác, ví dụ ngoài xăng còn có thể tặng thêm rau sạch, hoa quả không chất bảo quản, thịt lợn không thuốc tăng trọng, khẩu trang chống bụi, áo phao phòng lụt... hay đơn giản như tặng ba má đôi giày bata Thượng Đình để các cụ sử dụng mỗi khi tắc đường chẳng hạn?
Nếu để chọn thứ để tặng, tôi nghĩ mình sẽ tặng những nụ cười. Cuộc sống bao giờ mà chẳng có những khó khăn, không khó cái này thì sẽ lại khó cái khác, sống sao cho vui là được. Tôi không mải miết đuổi theo những vấn đề khó khăn đó mà kêu ca, châm chọc mãi được, nó sẽ biến tôi thành một kẻ hẹp hòi, lắm chuyện và bất đắc chí. Tôi chỉ thích đi tìm những nụ cười đâu đó để đem tặng nhau thôi. Một trong những cách đó là hãy có cái nhìn thật vui vẻ về những khó khăn để cười vui và thêm yêu cuộc sống với bao khó khăn này.
"Nếu đi xoáy ai đó thì tôi sẽ chỉ xoáy vào cái chỗ nào mà xoáy vào khiến họ cười vui nhất mà thôi" Ảnh Facebook GiaosuXoay
Giá học hàm Giáo sư Cù Trọng Xoay mà bán được...
Xin lỗi giáo sư, ai cũng nói ngài còn khá trẻ với học hàm này, liệu Đại học Bôn Ba có nhầm lẫn nào không, đặc biệt trong thời buổi này học hàm học vị thật giả lẫn lộn, giáo sư - tiến sĩ nhiều như sao trên trời, đặc biệt những nơi gần... chợ Trời?
Ở "đại học" Bôn Ba ai cũng là giáo sư. Khái niệm thật giả chỉ có khi chúng ta có những chuẩn mực hay quy định nào đó để đánh giá cho một vấn đề, đôi khi ở chuẩn mực này là thật nhưng ở chuẩn mực kia lại là giả. Còn ở "đại học" Bôn Ba chúng tôi có tiêu chí "ai ai cũng là thầy", cho nên khi ai đó đúng thật là chính mình thì họ đều là một giáo sư thật sự của "chuyên ngành" cuộc đời họ. Chiếu theo tiêu chí này của chúng tôi thì có khi trẻ con mới chính là những "giáo sư" thật nhất, mà vậy thì tôi lại thấy mình hơi già ấy chứ.
Việc bán bán mua mua, có chợ Trời bán học hàm học vị giả thì bù lại cũng có chợ Âm phủ bán thịt chó thật. Thật giả tuy lẫn lộn, nhưng cuộc sống thì lại luôn rất công bằng và mọi thứ đều có giá của nó.
Sao Gặp nhau cuối năm không thấy đưa "chợ giao dịch học hàm học vị" vào kịch bản nhỉ, liệu có phải ngài sợ họ bán nhầm luôn học hàm của Giáo sư Cù Trọng Xoay không?
Gặp nhau cuối năm là một sản phẩm mang tính trí tuệ tập thể, do đó đưa vấn đề gì vào thì chúng tôi cũng đều cân nhắc bàn bạc kỹ lưỡng, chọn những cái cần kíp và bức xúc hoặc ấn tượng nhất, chứ nếu cái gì cũng đưa vào thì thứ nhất là không đủ thời gian và thứ hai là khó mà hay được. Có thể năm sau, hoặc sau nữa sẽ có vấn đề này thì sao.
Còn cái học hàm của nhân vật Giáo sư Cù Trọng Xoay mà bán được thì tôi hạnh phúc quá khi việc tôi làm ít ra cũng ... có chút giá trị.
Xin tò mò một chút, giáo sư ngại bị "xoáy" vấn đề gì nhất? và nếu được "xoáy" ai đó, ngài hay thích xoáy chuyện gì?
Tôi gần như chẳng ngại bất kỳ vấn đề gì, trừ mỗi vấn đề khán giả trách móc sao không thấy trả lời vì thú thực là công việc chuyên môn của tôi tại FPT cũng bận rộn và tôi phải ưu tiên hoàn thành, sau đó mới đến cái việc "làm thêm" là một Giáo sư Xoay đi trả lời các câu hỏi. Thành ra tôi không quan tâm hết được. Nhân đây cũng mong quý vị khán giả thông cảm cho. Còn nếu đi xoáy ai đó thì tôi sẽ chỉ xoáy vào cái chỗ nào mà xoáy vào khiến họ cười vui nhất mà thôi.
Xin cảm ơn giáo sư!
 Xem qua: http://tranhung09.blogspot.com/2011/04/oi-thoai-xoay-giao-su-cu-trong-xoay.html

Nhận xét

  1. H ơi Tiến ghé H đây, vẫn temp cũ, vẫn cách bố trí cũ... ui nhớ hồi đó quá. T trở lại rồi, viết blog lại rồi H ơi. Có nhiều cái trong cuộc sống cuốn mình đi nhưng cuối cùng mình cũng thoát ra được... CHúc H 1 ngày làm việc tốt nhá

    Trả lờiXóa
  2. http://nhac12h.com nghe nhac xem clip
    nhac12h.com nghe nhac xem clip

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn đã chia sẻ. Cho mình hỏi ngoài lề chút ạ: Mọi người có lịch thi đấu Aff Cup 2018 bongda365 chuẩn không?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

- "Comment của bạn là vinh dự và niềm hạnh phúc của tôi"

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Một bài phỏng vấn hay

1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông? Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước - trong đó có tôi - đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này. Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này! Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trô