Chuyển đến nội dung chính

Sinh viên có nên xưng "tôi" với thầy/cô?

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/08/800294/

Sinh viên có nên xưng "tôi" với thầy/cô?

“Xưng hô trong trường đại học” là chủ đề của buổi tọa đàm do trường Đại học Hoa Sen tổ chức ngày 21/8, với trọng tâm là khuyến khích sinh viên xưng “tôi” với thầy cô – một điều thuộc loại “xưa nay hiếm” trong môi trường học đường tại Việt Nam.

LBT- Ở ta, đại từ nhân xưng trung tính, khách quan ngôi thứ nhất này thường ẩn chứa trong nó mối quan hệ huyết thống và nó được áp dụng lẫn lộn sang lĩnh vực giao tiếp xã hội, nơi đòi hỏi tính khách quan, minh bạch nhất. Có lẽ chính vì thế nên việc công đã lẫn lộn với việc tư, nguyên tắc làm việc khách quan lẫn lộn với tình cảm nhập nhằng, tư duy cảm tính đã thay thế cho tư duy lý tính, yếu tố tập thể đã thay thế cho vai trò cá nhân, tuân phục thay thế cho sáng tạo...

Trong lĩnh vực giáo dục, vai trò của người thầy đáng lẽ là chỉ dẫn, hướng dẫn cho sinh viên thì lời nói của giảng viên lại bị ngầm hiểu là chân lý cuối cùng, chỉ có đúng chứ không được nghi ngờ, tranh luận. Rất nhiều người đã nhận thấy điều này nhưng khi nêu vấn đề sinh viên có nên xưng "tôi" trong giao tiếp học đường hay không thì đa số vẫn còn ấp úng, e ngại...

Trò không dám xưng "tôi", thầy chưa quen nghe...

SV Nguyễn Tuấn Cường, ĐH Hoa Sen, kể lại rằng có một lần Cường tới gặp một giảng viên và “tự tin” xưng "tôi". Kết quả là em nhận được ánh mắt không hài lòng của vị giảng viên này. Kể từ đó, Cường cảm thấy có điều gì đó không ổn khi xưng “tôi” với thầy cô.

Cũng có kinh nghiệm xương máu về việc xưng “tôi”, SV Hoàng M. T. (ĐH Nông Lâm) kể: "Một lần lên thuyết trình, tôi cầm micro và xưng "tôi" với các bạn cùng lớp và cả với giảng viên phụ trách môn học. Sau khi buổi học kết thúc, có một bạn đến nói nhỏ với mình: "Bạn tự cao vừa phải thôi, thầy giáo năm nay đã gần 60 tuổi rồi!". Từ đó trở đi, T. không dám “tự tin” như thế!

SV Mai Quỳnh Tiên - ĐH Mở, cũng một lần dở khóc dở cười khi bị giảng viên cho rằng "không tôn trọng thầy" khi xưng "tôi" với thầy. Tiên rút ra bài học: "Chỉ nên xưng "tôi" khi thuyết trình. Không nên xưng "tôi" khi một mình trao đổi với giảng viên".

Cũng chính vì giảng viên chưa quen để chấp nhận việc sinh viên xưng "tôi" mà bạn Nguyễn Giao Long, SV ĐH Hoa Sen, băn khoăn: "Liệu rằng sinh viên xưng "tôi" với giảng viên thì có bị đánh giá xấu không? Quan hệ và điểm số có bị ảnh hưởng không? Dù gì đi nữa, với sinh viên chúng em, điểm số là rất quan trọng".

Khi được hỏi: "Có dám xưng "tôi" với thầy cô giáo không?", bạn M.Trực (ĐH Nông Lâm) nói: "Ngu gì!". Trực lý giải: "Xưng em, gọi cô/thầy là phù hợp nhất, vừa nhẹ nhàng tình cảm vừa cảm thấy gần gũi. Trong lớp em, ngay cả giờ thuyết trình hay trao đổi bài với các bạn thì tụi em phần lớn là xưng "mình". Em cũng chẳng cảm thấy “tự tin” khi xưng "tôi" với các bạn trong lớp. Nhưng trong lớp cũng có một vài bạn, vì văn hoá vùng miền mà xưng "tôi".

Thực tế cho thấy có nhiều SV và giảng viên chưa “quen”, nếu không muốn nói là không thích, với việc trò xưng “tôi” trong giao tiếp nhưng khi được hỏi, một số giảng viên vẫn bình tĩnh cho rằng đó là cách để nâng vị thế của SV lên, giúp SV tự tin hơn trong học tập.

Khuyến khích sinh viên xưng "tôi"

Với quan điểm đó, trường ĐH Hoa Sen từ lâu đã khuyến khích SV xưng "tôi" với giảng viên. Thậm chí suốt 15 năm qua, Hoa Sen không sử dụng bục giảng trong lớp học như là một cách để thu hẹp khoảng cách giữa người dạy và người học.

TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, phát biểu: "Cách xưng hô trong trường đại học hiện nay vẫn thể hiện một quyền lực hay nhiều quyền lực đan chéo lẫn nhau rất ghê gớm. Tôi mong rằng cách xưng hô trong trường đại học vẫn có tôn ti, trên dưới nhưng không đè bẹp sức bật của sinh viên". Theo bà, SV nên xưng "tôi" với thầy cô để khẳng định được vị thế của mình.

Tại trường ĐH Phan Chu Trinh - Quảng Nam, việc xưng "tôi" với giảng viên được nhà trường "dạy" cho sinh viên ngay từ khi nhập học. Nhà văn Nguyên Ngọc, thành viên sáng lập trường cho biết: "Chúng tôi không đồng tình với việc sinh viên xưng với thầy cô là "em, con, cháu...". Một khi sinh viên xưng "tôi" thì điều đó chứng tỏ chúng ta đã trao quyền tự chủ cho sinh viên, khuyến khích sinh viên phát huy cao nhất khả năng sáng tạo trong học tập”.

Theo nhà văn Nguyên Ngọc, nếu tạo được cách xưng hô này thì mối quan hệ giữa thầy và trò sẽ tự nhiên hơn, thoáng hơn. Từ đó, nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục sẽ thay đổi". Ông cho rằng cải tiến phương pháp giáo dục bắt đầu bằng việc thay đổi cách xưng hô.

Xưng "tôi": Nên hay không nên?

SV Nguyễn Thị Hồng Hà, Khoa Ngôn ngữ Văn hóa của ĐH Hoa Sen, cho rằng cách tốt nhất là xưng "tôi" trong khi thuyết trình, phát biểu ý kiến trước lớp học. Còn ngoài giờ học, khi gặp riêng thầy cô thì xưng "em" cho tình cảm, thân thiện. Hà nói: "Khoảng cách thầy trò sẽ được rút ngắn khi xưng "em" với giảng viên".

Tương tự, bạn Nguyễn Thị Tường Vy, cũng là SV ĐH Hoa Sen, phát biểu: "Theo em, gọi "cô" xưng "con, em" khi gặp trực tiếp, trao đổi, hỏi bài với thầy cô thì sẽ gần gũi hơn, thân cận hơn. Nếu trong buổi thuyết trình mà xưng "tôi" là không có vấn đề gì đáng nói. Tuy nhiên, nhiều khi giọng nói của mình không được uyển chuyển, nhẹ nhàng mà xưng "tôi" thì rất phản cảm".

Tuy nhiên, cũng có những sinh viên ĐH Hoa Sen không đồng tình với những ý kiến trên. Bạn Nguyễn Giao Long nói: "Sinh viên ĐH thì nên xưng "tôi" để cảm thấy tự tin hơn và được rèn luyện để mai mốt không bỡ ngỡ khi vào làm việc tại công ty. Xưng "tôi" là để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình". Cùng chung ý kiến, bạn Nguyễn Tuấn Cường cho rằng: "Khi phát biểu ý kiến, bảo vệ ý kiến của mình thì xưng "tôi" cảm thấy tự tin hơn, dũng cảm hơn".

Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu: "Theo tôi, vấn đề này khó là ở thầy cô. Mấy chục năm nay, thầy cô chúng ta đã quen với cách xưng "em, con, cháu" của sinh viên. Thậm chí, nhiều sinh viên cũng gọi "cô" xưng "con" với cả những nhân viên trong phòng kế toán, phòng đào tạo - những người không hề dạy mình".

Bà Bùi Trân Thúy, giảng viên ĐH Hoa Sen, thừa nhận mình không câu nệ việc xưng hô của sinh viên. Nhưng bà đã từng bị sốc khi nhận được e-mail của một sinh viên với lời chào: "Hi, cô Thuý". Và vị giảng viên này còn sốc hơn khi gởi đi 2 e-mail trao đổi đề tài với sinh viên này và đều nhận được câu trả lời rất gọn và rất “Tây” là: "OK".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Kỳ phổ] 19 kifu của Shusaku

Bản Nhân Phường Shusaku Phần I: Cậu bé thần đồng Cách đây đúng 145 năm, ngày 3-9-1862, kì thủ cờ Vây huyền thoại Shusaku đã vĩnh viễn ra đi trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người, kể cả những người không hâm mộ cờ Vây. Bản Nhân Phường Shusaku tên thật là Torajiro Kuwahara, ông sinh ngày 6-6-1829 tại đảo Inno, ngày nay là thành phố Innnoshima của Nhật Bản. Gia đình Torajiro không hề có truyền thống về cờ Vây. Cha ông, Wazo Yasuda là một thương gia khá giả của Inno. Mẹ ông, bà Kame Kuwahara chỉ là một người yêu thích cờ Vây nhưng chơi rất kém. Những câu chuyện kể lại rằng khi mang thai Torajiro, bà Kame rất thường xuyên chơi cờ. Và khi cậu bé ra đời, mỗi khi dỗ dành con, bà lại dúi vào đôi tay bé bỏng những quân cờ Vây (bà này chắc không sợ con trai mình nuốt luôn quân cờ hay sao ấy?!). Thế là cậu bé không khóc nữa. Năm Torajiro lên 4 tuổi, bà Kame bắt đầu dạy con chơi cờ Vây, nhưng chỉ là những nước đi cơ bản. Năm lên 5 tuổi, tại lễ hội mùa thu năm 1834, ông Wazo đưa Toraji

7 Phần mềm miễn phí và 1 số website Twitter dành cho quản lý trực tuyến của bạn

Link đăng ký: https://twitter.com/ Link Twitter của tôi: https://twitter.com/nguyenquochung Lần mò kiếm mấy cái soft cho con Chym của mình ta kiếm ra trang này http://www.twitip.com. Nhưng lười dịch quá. Mấy phần mềm này cũng khá dễ sử dụng. Mọi người tự mò nhe. *Software   Dưới đây là bảy phần mềm ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng theo kịp với Twitter (và phổ biến các mạng khác), ngay cả khi bạn không thể được kết nối liên tục. 1. Twitterberry - Nếu bạn có một Blackberry, bạn có thể sử dụng miễn phí Twitterberry ứng dụng để gửi trực tiếp đến Twitter. 2. Tweetie  - Một ứng dụng tuyệt vời để quản lý của bạn tweets từ iPhone của bạn 3. SocialToo  - Ngoài Twitter, SocialToo cũng làm việc với Facebook, Identi.ca, và RSS. 4. Twitterfox - Sử dụng trình duyệt Firefox để quản lý tweets của bạn và xem khi nào bạn bè của bạn đã cập nhật. 5. Tweet All About It 6. PowerTwitter 7. EventBox - $ 15 hình như nó tính phí, nhưng khá rẻ *Website  -          Twit

Truyện tranh cực kì 18+

Chưa coi hết đừng có hiểu lầm nha =))