Hoàn Cảnh:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận bản tuyên cáo trên của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông. Ông đã viết công hàm ngày 14 tháng 9 và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958...
Nội Dung:
"Thưa đồng chí Tổng lý
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".
Hình:Congham.jpg
Phân Tích trên Tạp chí Thời Đại:
Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:
“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”
(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).
Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.
Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.”[72] Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.
Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:
1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).
2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.
3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…
Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.
Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.
Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt. Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.
Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.
Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.
Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.
Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.
Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời. Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc ga đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.
Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương
Vài lời từ Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa:
Chúng tôi đã rất đắn đo khi đưa công hàm này vào Hoàng Sa Wiki, tuy nhiên do vấn đề này là một phần của lịch sử về Hoàng Sa nên không thể né tránh được. Chúng tôi mong muốn các bạn thanh niên trong và ngoài nước không nên dùng vấn đề này để bới móc lẫn nhau,cái cần của chúng ta là hiểu rõ vấn đề này để đối phó với Trung Quốc. Cũng hy vọng rằng qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, tất cả chúng ta có thể ngồi xuống với nhau, và tạo hơn nữa sự đoàn kết để tất cả vì tương lai của đất nước Việt Nam.
Xin cám ơn các bạn
Bài từ dự án mở Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa - Hoàng Sa Wiki
Bổ sung:
-------------------------------------------------------------------
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận bản tuyên cáo trên của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông. Ông đã viết công hàm ngày 14 tháng 9 và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958...
Nội Dung:
"Thưa đồng chí Tổng lý
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".
Hình:Congham.jpg
Phân Tích trên Tạp chí Thời Đại:
Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:
“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”
(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).
Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.
Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.”[72] Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.
Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:
1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).
2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.
3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…
Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.
Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.
Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt. Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.
Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.
Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.
Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.
Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.
Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.
Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời. Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc ga đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.
Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương
Vài lời từ Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa:
Chúng tôi đã rất đắn đo khi đưa công hàm này vào Hoàng Sa Wiki, tuy nhiên do vấn đề này là một phần của lịch sử về Hoàng Sa nên không thể né tránh được. Chúng tôi mong muốn các bạn thanh niên trong và ngoài nước không nên dùng vấn đề này để bới móc lẫn nhau,cái cần của chúng ta là hiểu rõ vấn đề này để đối phó với Trung Quốc. Cũng hy vọng rằng qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, tất cả chúng ta có thể ngồi xuống với nhau, và tạo hơn nữa sự đoàn kết để tất cả vì tương lai của đất nước Việt Nam.
Xin cám ơn các bạn
Bài từ dự án mở Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa - Hoàng Sa Wiki
Bổ sung:
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Ngày 7 tháng 8 năm 1979) ------------------------------------------------------------------------- Ngày 30 tháng 7 năm 1979 tại Bắc Kinh, phía Trung quốc đã cho công bố một vài tài liệu với ý định để minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tuyên bố: .......... Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. |
Phân tích trên VietWeekly Một cách nhìn khác về văn thư của Phạm Văn Đồng - Đông Duy Bài viết được đăng trên tờ Việt Weekly ấn bản ngày 27/12/2007. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, được trích đăng nguyên văn có kèm theo chú thích của Ban biên tập ở những chỗ nhạy cảm. Hội nghị Fontaine Bleau khai mạc ngày 6-7-1946 đè nặng tâm tư phái đoàn Việt Nam, với những tin buồn vừa nhận được từ quê nhà, việc ông cao ủy tu xuất D’Argenlieu công bố thành lập Nam Kỳ quốc tự trị, trong đó có việc thành lập một liên bang Đông Dương với năm nước Nam Việt, Trung Việt, Bắc Việt, Cao Miên, Ai Lao, ngay cả dự trù cao nguyên Mọi (chú thích: vùng cao nguyên miền Trung, Tây Nguyên hiện nay, theo cách gọi của tác giả) cũng tách riêng thành một khu tư trị. Điện cho Trưởng phái đoàn Pháp tại hội nghị là Max Andre’, D’Argenlieu đe dọa: “Đừng để họ lên giọng, tôi khẳng định một lần nữa là những quyền lực mà chúng ta đã tái lập được ở Đông Dương đủ vững mạnh để có thể tuỳ nghi sử dụng và mang lại thắng lợi cho chính sách tự do và sáng suốt của chính phủ Cộng Hòa Pháp ở Đông Duơng”. Không khí lạnh lẽo bao trùm Hội nghị ngay từ phút đầu, sau diễn văn chào mừng của phái đoàn Pháp, khi trưởng phái đoàn Việt Nam, Phạm Văn Đồng, lên đáp từ. Bằng những lời lẽ hùng hồn, và những ngôn từ dữ dội, lên án âm mưu chia cắt đất nước của ông, để thành lập một Nam Kỳ tự trị với chính phủ Nguyễn Văn Thinh, Phạm Văn Đồng nói: “Chúng tôi quyết tâm phản đối đến tận cùng, bằng tất cả sức mạnh của một dân tộc 20 triệu người, đứng lên bằng một hành động tự vệ cuối cùng, chống lại sự chia cắt đất nước chúng tôi, chống lại sự thành lập một quốc gia tự trị Nam Kỳ”. Đã trên nửa thế kỷ qua, trên đất nước của kẻ thù, không võ khí trong tay, không bạn bè, con người đã nói được những lời lẽ như trên, và sau đó dành trọn một đời mình đi làm cách mạng, có lẽ nào, nỡ lòng nào, ở cuối đời lại muốn đi vào lịch sử với việc cắt thân thể của tổ quốc ra dâng đất cho ngoại bang. Tôi không tin một điều như vậy, mặc dù hiện nay, ở hải ngoại, người ta tiếp tục chụp lên đầu ông Phạm Văn Đồng nhãn hiệu Việt gian đã ký giấy dâng cho Trung Cộng những đảo trong vùng biển Nam Hải, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa, từ năm 1958. Đây là một lời cáo buộc nghiêm trọng, không những chỉ liên quan tới vai trò lịch sử của cá nhân ông Phạm Văn Đồng, mà nó còn mang lại những hậu quả chính trị tai hại cho nỗ lực của nước Việt Nam nói chung, trong việc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc. Trước khi đi sâu hơn vào nọâi dung những nỗ lực đấu tranh từ âm thầm qua ngả ngoại giao hoặc xương máu bằng quân sự những yếu tố pháp lý hoặc những đòi hỏi và hành động áp chế của Trung Hoa Lục Địa, hoặc những tài liệu đã được nói đến thật nhiều về bằng chứng chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có thể khởi đầu với việc tìm hiểu căn nguyên của những lời cáo buộc này. Vấn đề thật ra không đơn giản như việc vu vơ tố cáo cựu Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng là bán nước dâng đất cho ngoại bang, trái lại nó liên quan đến nhiều yếu tố thuộc phạm vi chiến lược quốc tế mà thái độ chống Cộng xuẩn động của một số người ở hải ngoại, mang hại nhiều hơn lợi. Luận điểm cáo buộc ông Phạm Văn Đồng như nêu trên dựa vào một văn thư ngoại giao, mang chữ ký của ông Phạm Văn Đồng, trong cương vị Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để trả lời một bản “tuyên bố” của Trung Hoa về việc nới rộng hải phận 12 hải lý. Có hai điểm chính cần được nói đến ngay, đó là công hàm ngoại giao này chỉ là một “trao đổi quan điểm” giữa hai nước “không có giá trị như một hiệp ước”, hoặc chỉ là một thỏa thuận “giới hạn trong thời gian”. (Nói khác đi phút này đồng ý phút sau đổi ý, tùy nhu cầu và mối tương quan giữa hai nước). Nếu đọc kỹ bản văn trên, người ta còn thấy sự khôn khéo trong cách hành văn ngoại giao, trong đó phía Việt Nam chỉ nói: “Chúng tôi ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-56 của chính phủ Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Có lẽ cần lưu ý đặc biệt những từ ngữ quan trọng nhất trong câu này đó là: ghi nhận, tán thành và... bản tuyên bố. Câu văn này có nghĩa là phía Việt Nam ghi nhận ý muốn của Trung quốc muốn nới rộng hải phận qua một tuyên bố đơn phương của mình, và tán đồng ý muốn này. Và đoạn văn kế đó có thể hiểu ngầm là trong tình trạng giao hảo “lúc đó” giữa hai nước, phía Việt Nam sẽ tôn trọng ý muốn 12 hải lý hải phận của Trung quốc. Vấn đề “tự ý công bố” về hải phận quốc tế và chủ quyền tài nguyên hàng hải không phải là chuyện mới lạ gì trên thế giới, vì biên cương của các quốc gia vốn không phải là một bờ biển thẳng băng, hay là những hải đảo cô lập ngoài biển khơi, vì thế từ lâu rồi vẫn thường có những tranh chấp quanh vấn đề này, vì hầu như mọi quốc gia đều có những khu vực bờ biển chồng lên nhau, nếu dựa vào ấn định độ xa từ bờ của vùng hải phận quốc gia. Từ thế kỷ 16, khi các quốc gia Âu châu phát triển những thuyền buồn viễn duyên trang bị súng đại bác, việc xâm lăng được đẩy mạnh nhiều hơn bằng đường biển, nên hải phận quốc gia khởi đầu được ấn định chỉ có 3 hải lý, (dựa vào tầm bắn xa nhất của súng đại bác và tốc độ di chuyển của các tầu đổ bộ). Hải phận này được tăng cường rộng hơn, thành 5 hải lý và 12 hải lý dựa vào khả năng tân tiến của võ khí và hạm đội thù nghịch. Không những thế, về hải phận đánh cá và kinh tế người ta còn chấp nhận vùng hải phận quốc gia mở rộng tới 200 hải lý. Hiện nay, 12 hải lý hải phận quốc gia hầu như đã được nhiều quốc gia thừa nhận, (trong đó có cả hai anh khổng lồ Hoa Kỳ và Nga), và ấn định này có khuynh hướng càng ngày càng được nới rộng hơn, vì có liên quan tới việc khai thác tài nguyên dưới đáy biển của những quốc gia chung nhau những đại dương. Bên ngoài 12 hải lý hải phận quốc gia là khu vực thêm “12 hải lý giao thoa”, nới rộng ra thêm là 200 hải lý gọi là vùng “exclusive economic zone”. Chữ “exclusive” này thật khó diễn tả vì nó không hẳn được hiểu là “đặc quyền kinh tế”, nhưng nó cũng hàm ý là một thứ quyền lợi mà người ngoài không được xía vào. Nói khác đi, phải hiểu đặc quyền (exclusive) khai thác kinh tế này, thuộc về nhiều quốc gia có lãnh thổ đất liền tiếp xúc với biển cả. Vì những ấn định này nên mới có chuyện “khôi hài mà có thật”, đó là vài năm trước đây, trong một vùng biển giữa Thái Bình Dương mênh mông, bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, có một ngọn núi lửa ngầm đột nhiên hoạt động phun nham thạch lên tạo thành một đảo nhỏ. Hòn đảo này, cũng không khác gì tình trạng của phần lớn những tiểu đảo san hô nửa chìm nửa nổi ở Hoàng Sa hay Trường Sa, chỉ trồi lên trên mặt biển khi thủy triều xuống thấp, nhưng chính phủ Nhật Bản vì nghĩ đến “200 hải lý đặc quyền kinh tế” đã tìm cách xác nhận chủ quyền trên đảo này. Hàng trăm tầu vận tải được vận dụng chở đá và cát tới khu vực để bồi đắp hải đảo tý hon này cao lên trên mặt biển (khi thủy triều lên cao). Sau đó, để ăn chắc chuyện xác nhân chủ quyền lãnh thổ một hải đảo chưa ai tranh giành giữa biển, người Nhật cho xây dựng ngay một hải đăng trên vùng đất bồi. Vụ hải đảo ngầm này cho thấy một sự giao thoa quan trọng cần phải suy ngẫm về “chủ quyền lãnh thổ” và sự đòi hỏi quyền khai thác tài nguyên biển cả. Hai yếu tố này tuy hai mà một. Càng mở rộng ý niệm về hải phận, vùng quyền lợi giao thoa (overlap) giữa hai quốc gia, hay nhiều quốc gia càng trở nên phức tạp, mà nếu một quốc gia nào đó ỷ có sức mạnh quân sự lấn lướt, rất dễ tạo nên chiến tranh từ cục bộ tới chiến tranh toàn vùng. Hiện nay, trải qua không biết bao hội nghị quốc tế về luật biển, nhưng vẫn chưa đâu vào đâu vì ý niệm về an ninh lãnh thổ, hoặc quyền lợi của những quốc gia ven biển vẫn thay đổi không ngừng, theo sự tiến triển của khoa học, kỹ thuật. Trên 100 năm trước, các chúa Nguyễn lập ra Đội Hoàng Sa chỉ để khai thác những báu vật, kho tàng của các tầu bè trôi dạt, người ta chưa biết đến việc khai thác chất máu đen dầu hỏa từ đáy biển. Ngành đánh cá cũng chỉ lẩn quẩn cận duyên vì không có phương tiện ướp lạnh. Hiện nay, trong lòng biển đến đáy biển đã trở thành những kho tài nguyên vô tận và miễn phí cho các quốc gia ven biển. Những tranh chấp cũng khơi lên từ đó. Trong nhiều trường hợp, để tránh đổ vỡ nguy hiểm đưa tới chiến tranh, các quốc gia có vùng hải phận giao thoa, phải tìm cách tương nhượng để đạt “lợi nhuận hợp lý” cho phía mình mà không cần chiến tranh. Một vài thí dụ điển hình như vùng biên giới cực bắc Hoa Kỳ, tiểu bang Alaska và biên giới Nga, vùng eo biển Bering, vùng vịnh Bengale giữa Ấn Độ và Sri Lanka. Nhiều lắm, khắp nơi trên thế giới đều gặp những khó khăn về hải phận, và những đường biên giới vô hình được “tạm chấp nhận” này, luôn luôn là những quả bom nổ chậm khi phát hiện những nguồn tài nguyên dầu khí dưới lòng biển. Vì thế, đối với một số quốc gia, khám phá được nguồn tài nguyên dưới đáy biển, đôi khi lại trở thành một lời nguyền rủa của thần chết và dấu hiệu của thống khổ chiến tranh. Hiện nay, nỗ lực giành dựt lãnh hải của Trung Hoa và qua ngả ngoại giao, được yểm trợ bằng những đe doạ quân sự để đạt tham vọng của mình, đã làm toàn thể các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Á Châu Thái Bình Dương cau mày khó chịu. Mục đích của Bắc Kinh ngoài việc tranh giành nguồn lợi thiên nhiên, còn được sử dụng như một chất kích thích tố, một chiêu bài để đẩy mạnh việc thống nhất nước Tầu, không chỉ về ngôn ngữ mà cả về phương diện chủng tộc và lành thổ nữa. Nước Tầu cho đến nay gượng ép gọi là một quốc gia, nhưng ở nội dung là cả một đại lục tiềm ẩn nhiều xung khắc nội tại. Người ta không cần có bằng tiến sỹ sử học vẫn có thể nhận ra điều này trong lá cờ đỏ của Trung Cộng với năm ngôi sao tượng trưng cho 5 sắc dân Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Bắc Kinh hiểu rõ yếu huyệt của mình nên một mặt đe doạ, hống hách, nhưng mặt khác vẫn phải tìm cách ve vuốt các quốc gia Đông Nam Á. Từ năm 2002 đến nay, đã liên tục ký kết một loạt các thỏa ước cộng tác và hứa hẹn hòa bình, nhưng cho đến nay, vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hải phận trong khu vực biển Nam Hải vẫn chưa thể giải quyết ổn thỏa, nhất là những tranh chấp quyền lợi “vĩ đại” về nguyên liệu trong vùng vịnh Bắc Việt và khu Nam Thái Bình Dương, trong đó có hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các nhà địa chất học cho rằng, nguyên khu vực vịnh Bắc Việt, có thể là một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới mà dung lựơng lên tới nhiều tỷ thùng dầu. Không những thế, khu vực này lại là nơi có sự giao thoa hải phận của hai đối thủ chính Trung Hoa và Việt Nam. Trong quá khứ và cho đến hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam ngay từ trước 1975, đã phải và đã từng liên tục tranh thủ khó khăn với ông bạn láng giềng khổng lồ. Đó là điều phải được ghi nhận qua nhiều hội nghị quốc tế kể cả va chạm quân sự. Trở lại bản văn ủng hộ “12 hải lý” của Trung Cộng , như đã nói hoàn toàn vô giá trị vì không phải là một hiệp ước. Hơn nữa, quy định 12 hải lý hải phận quốc gia không phải là một chuyện mới lạ, và chính Trung Hoa chỉ là người đi theo đuôi nhiều quyết định quốc tế về vấn đề này. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc căn bản quy định về hải phận quốc gia gọi là “khoảng cách tương đồng”, (equal distance) hiện được coi là một mẫu mực quốc tế, có nghĩa là người ta phải hoạch định một con đường ranh, trong đó mọi điểm trên con đường này phải cách đồng đều lãnh thổ đất liền của cả hai nước. Nói khác đi, nếu một quốc gia đòi 12 hải lý hải phận, quốc gia liên hệ thứ nhì cũng đòi được quyền lợi tương tự. Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác liên hệ đến lãnh thổ biển cả, thí dụ như vấn đề chủ quyền lãnh thổ đã được thiết lập theo lịch sử, hải lộ thông hành v.v... vì thế cần phải phân biệt việc ấn định hải phận và chủ quyền lãnh thổ. Hai yếu tố này phải được cân nhắc đồng loạt. Thu gọn trong văn bản ủng hộ 12 hải lý hải phận của Phạm Văn Đồng, người ta thấy không vì bất cứ lý do nào ảnh hưởng đến vụ tranh giành Truờng Sa và Hoàng Sa. Do đó, tranh chấp trong khu vực này hoàn toàn chỉ giới hạn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, dựa vào những xác nhận lịch sử mà mỗi bên sẽ đưa ra. Nội vụ có thể được giải quyết ổn thỏa qua những vận động chính trị quốc tế, nhưng cũng có thể đổ máu và còn đổ máu nhiều. Những người thực sự có lòng yêïu nước, sẽ còn nhiều cơ hội để thực sự hi sinh xương máu. Những lời cáo buộc vu vơ của một bọn ngườixuẩn động như hiện nay, cứ cố gắng buộc tội vô lối là nhà nước Việt Nam đã dâng đất cho Trung Cộng , chính là một hành động nối giáo cho giặc vì nó chính là sự xác nhận chính danh của Trung Cộng trong các đòi hỏi lãnh hải Trường Sa và Hoàng Sa. Cuộc đấu tranh để tồn tại lý lịch Việt Nam bên cạnh anh khổng lồ Trung Hoa, xin được lập lại lời tuyên bố của Phạm Văn Đồng tại Hội nghị Fonetain Bleau trên nửa thế kỷ qua, nhưng xin đổi một vài chữ cho hợp với trường hợp của Hoàng Sa: “Chúng tôi quyết tâm phản đối đến tận cùng, bằng tất cả sức mạnh của một dân tộc 90 triệu người, (kể cả hai triệu người Việt khắp bốn bể năm châu) đứng lên bằng một hành động tự vệ cuối cùng, chống lại sự chia cắt đất nước chúng tôi, chống lại sự cướp giựt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của đế quốc Trung Hoa.” : cách gọi theo quan điểm chính trị của một thiểu số người Việt ở nước ngoài. Nguồn: Việt Weekly |
oni18
Trả lờiXóathat tiec khi ong pham van dong lai co 1 quyet dinh ho do nhu vay . bay gio con em dat viet phai lam sao de giu duoc 2 quan dao hoang sa va truong xa day .? anh hung oi?
Trả lờiXóaTA LẠI GỌI HOÀNG SA
Trả lờiXóaHoàng Sa!Ta lại gọi Hoàng Sa
Ta gọi như ta bị cướp nhà!
Sóng biển xôn xao lời ai oán
Nỗi hờn cứ quẫn quất trong ta.
Tổ quốc Giang Sơn chẳng vẹn toàn
Hổ mình không xứng phận làm con!
Biển mất, ô danh bao trang sử,
Tủi nhục anh hùng cả nước non!
*
Gấm vóc cha ông tự muôm đời
Quân nào đã giám lấy làm chơi?
Viên đá cỏn con từ đảo nhỏ
Hơn ngàn thần tượng nhượm màu phơi!
Lịch sử từ đây nhướm nỗi buồn
Vui mừng chỉ có lũ bất lương.
Buôn dân, bán nước không hề xót
Dân tộc muôn đời phải đau thương!
Hoàng Sa! Ta lại gọi Hoàng Sa,
Ta gọi như là ta gọi ta;
Như gọi hồn thiêng của sông núi,
Như gọi quê mình giữa bao la!
Hoàng Sa !!!...
BT